tung
22-06-2012, 01:02 PM
Thứ Ba, 02/12/2003
Một nghiên cứu mới đây của Viện Chiến lược Bưu chính-Viễn thông và Công nghệ Thông tin (BC-VT và CNTT) cho thấy, sự cạnh tranh về cung cấp dịch vụ thông tin di động ở nước ta chỉ ở mức sơ khởi, hiện nay Tổng Công ty BC-VT Việt Nam (VNPT) vẫn là doanh nghiệp chủ đạo trong cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet.
VNPT vẫn chiếm thị phần áp đảo
Theo kết quả khảo sát của Viện Chiến lược BC-VT và CNTT: “Có thể thấy rằng mặc dù không còn tình trạng một công ty duy nhất (VNPT) độc quyền cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet, nhưng ở Việt Nam mới chỉ có cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ VoIP, dịch vụ truy nhập Internet, và mới bắt đầu có cạnh tranh về cung cấp dịch vụ thông tin di động, cung cấp dịch vụ điện thoại cố định. Hiện nay, ở nước ta, VNPT vẫn là doanh nghiệp chủ đạo trong cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa tạo động lực thực sự để các doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và giảm giá cước”.
Nghiên cứu của Viện Chiến lược BC-VT và CNTT khẳng định nếu mức độ cạnh tranh trong thị trường viễn thông và Internet Việt Nam còn hạn chế như hiện nay, và Chính phủ không có chính sách mới hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet mới phát triển, thì rất khó có thể đạt được mục tiêu: “Đến cuối năm 2005, trong thị trường mới phát triển các doanh nghiệp mới sẽ đóng góp vào 25% – 30% thị phần các dịch vụ BC-VT cơ bản, 35% – 40% thị phần các dịch vụ giá trị gia tăng. Năm 2010: 40% – 50% cơ bản” như đã đề ra trong chiến lược phát triển BC-VT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Nghẽn mạng liên tục vẫn “bảo đảm chất lượng”!
Sự cố vừa qua xảy ra ở mạng VinaPhone và MobiFone, đặc biệt là VinaPhone khiến cho người tiêu dùng rất bất bình, đây không phải lần đầu tiên họ gặp cảnh mất sóng, nghẽn mạch, chất lượng đàm thoại kém mà là thường xuyên. Cả hai mạng này đã đăng ký chất lượng và tại TPHCM, cơ quan có chức năng kiểm tra việc này là Cục BC-VT và CNTT khu vực 2.
Và dù tình trạng nghẽn mạng đã liên tục xảy ra, trả lời phóng viên Báo NLĐ ngày 25-11, ông Phan Chí Dũng, Cục trưởng Cục BC-VT và CNTT khu vực 2, vẫn khẳng định: “Cả hai mạng VinaPhone và MobiFone đều bảo đảm chất lượng đã đăng ký”.
Khi được hỏi: Tại sao đạt tiêu chuẩn mà vẫn xảy ra tình trạng mất sóng, rớt sóng, ông Dũng biện bạch: “Bởi vì đây là hệ thống thông tin chuyển tiếp, khi bố trí không đều nhau sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên... thông cảm với điều kiện đầu tư của Việt Nam hiện nay, điều này không ai muốn!”.
Theo NLĐ
Một nghiên cứu mới đây của Viện Chiến lược Bưu chính-Viễn thông và Công nghệ Thông tin (BC-VT và CNTT) cho thấy, sự cạnh tranh về cung cấp dịch vụ thông tin di động ở nước ta chỉ ở mức sơ khởi, hiện nay Tổng Công ty BC-VT Việt Nam (VNPT) vẫn là doanh nghiệp chủ đạo trong cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet.
VNPT vẫn chiếm thị phần áp đảo
Theo kết quả khảo sát của Viện Chiến lược BC-VT và CNTT: “Có thể thấy rằng mặc dù không còn tình trạng một công ty duy nhất (VNPT) độc quyền cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet, nhưng ở Việt Nam mới chỉ có cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ VoIP, dịch vụ truy nhập Internet, và mới bắt đầu có cạnh tranh về cung cấp dịch vụ thông tin di động, cung cấp dịch vụ điện thoại cố định. Hiện nay, ở nước ta, VNPT vẫn là doanh nghiệp chủ đạo trong cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa tạo động lực thực sự để các doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và giảm giá cước”.
Nghiên cứu của Viện Chiến lược BC-VT và CNTT khẳng định nếu mức độ cạnh tranh trong thị trường viễn thông và Internet Việt Nam còn hạn chế như hiện nay, và Chính phủ không có chính sách mới hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet mới phát triển, thì rất khó có thể đạt được mục tiêu: “Đến cuối năm 2005, trong thị trường mới phát triển các doanh nghiệp mới sẽ đóng góp vào 25% – 30% thị phần các dịch vụ BC-VT cơ bản, 35% – 40% thị phần các dịch vụ giá trị gia tăng. Năm 2010: 40% – 50% cơ bản” như đã đề ra trong chiến lược phát triển BC-VT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Nghẽn mạng liên tục vẫn “bảo đảm chất lượng”!
Sự cố vừa qua xảy ra ở mạng VinaPhone và MobiFone, đặc biệt là VinaPhone khiến cho người tiêu dùng rất bất bình, đây không phải lần đầu tiên họ gặp cảnh mất sóng, nghẽn mạch, chất lượng đàm thoại kém mà là thường xuyên. Cả hai mạng này đã đăng ký chất lượng và tại TPHCM, cơ quan có chức năng kiểm tra việc này là Cục BC-VT và CNTT khu vực 2.
Và dù tình trạng nghẽn mạng đã liên tục xảy ra, trả lời phóng viên Báo NLĐ ngày 25-11, ông Phan Chí Dũng, Cục trưởng Cục BC-VT và CNTT khu vực 2, vẫn khẳng định: “Cả hai mạng VinaPhone và MobiFone đều bảo đảm chất lượng đã đăng ký”.
Khi được hỏi: Tại sao đạt tiêu chuẩn mà vẫn xảy ra tình trạng mất sóng, rớt sóng, ông Dũng biện bạch: “Bởi vì đây là hệ thống thông tin chuyển tiếp, khi bố trí không đều nhau sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên... thông cảm với điều kiện đầu tư của Việt Nam hiện nay, điều này không ai muốn!”.
Theo NLĐ