PDA

View Full Version : Kinh nghiệm chọn thẻ nhớ và đầu đọc thẻ nhớ


xuanhoahcm
22-06-2012, 01:05 PM
Thứ Ba, 09/03/2004
Thay vì sử dụng các loại đĩa, băng ghi, người tiêu dùng đã có công cụ mới gọn nhẹ và có khả năng lưu trữ nhiều hơn. Nhưng sản phẩm này hiện quá đa dạng khiến người mua không khỏi lúng túng.
Mua máy ảnh số rồi, chị nên mua thêm bộ đọc thẻ cho tiện. Tốt nhất là lấy loại đọc cả 6 thẻ cho tiện. Giá chỉ có 300.000 đồng thôi - chủ tiệm ảnh Thế Nam ở đường Nguyễn Huệ nói. Suy nghĩ một lúc, người khách hàng cũng quyết định lấy thêm đầu đọc thẻ của Trung Quốc, sau khi mua máy ảnh số hiệu Fuji 3 Megapixel.
Ða dạng các loại thẻ nhớ
Chỉ vài ngày sau khi mua, chị đã thấy sự tiện dụng của nó. Do nhu cầu công việc, chị thường xuyên nạp hình từ các loại máy ảnh khác nhau vào máy. Mà thẻ nhớ của các máy thì đủ chủng loại, chỉ nhắc đến tên thôi cũng thấy phức tạp rồi. Riêng thẻ nhớ của Sony đã có tới mấy loại, nào là Memory Stick, rồi Memory Stick Duo, Olympus có xD, còn Panasonic dùng thẻ Secure Digital (SD). Tính chung ra, có tới 8 loại thẻ nhớ hiện nay.
Ngoài máy ảnh kỹ thuật số, các thiết bị khác như máy nghe nhạc nén và thiết bị điện tử cầm tay đều sử dụng thẻ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu. Dung lượng của thẻ nhớ từ 8MB đến 1GB. Mới đây, hãng Lexar vừa công bố thẻ nhớ compactflash có dung lượng 4 GB.
Thị trường thẻ nhớ bắt đầu bùng phát từ khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời vào giữa thập niên 1990. Lúc đó, chiếc máy Mavica của Sony dùng đĩa mềm để lưu trữ. Khi độ phân giải của máy ảnh kỹ thuật số vượt quá 1 Megapixel, thì nhu cầu cần có thẻ nhớ dung lượng lớn, kích thước nhỏ trở nên cấp thiết. Do không có chuẩn thống nhất, nên các hãng đua nhau đưa ra các định dạng cho thẻ nhớ. Ðiều này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi sử dụng nhiều thiết bị do các hãng sản xuất.
Thẻ tiếp thẻ...
Thẻ nhớ đầu tiên ra đời là thẻ Smart Media (SM). Tuy nhiên, loại thẻ này có nhược điểm là kích thước lớn (2,7 inch vuông), dễ bị hư hỏng và cần có đầu đọc thẻ nên không được thị trường ưa chuộng. Dung lượng tối đa của SmartMedia là 128MB. Do vậy, dù từng ủng hộ thẻ SM, hai hãng Fuji và Olympus nay quay sang sử dụng thẻ xD.
Kế đến, Multi Media Card (MMC) ra đời, với ưu điểm hơn SM bởi có lớp nhựa bảo vệ bản mạch. MMC có cùng kích cỡ với thẻ SD, loại thẻ phát triển sau của MMC, nhưng MMC mỏng hơn thẻ SD. Các đầu đọc nhạc nén SD không thể phát nhạc từ MMC vì SD dùng chuẩn nhạc nén. Phần lớn các công ty ngày nay đều không dùng MMC. Một số công ty trung thành với thẻ này, đang ủng hộ một chuẩn mới có tên là RS MMC.
Ra đời sau SM, nhưng đến nay CompactFlash (CF) vẫn được nhiều hãng sử dụng. Tương lai của loại thẻ này phụ thuộc vào dòng máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp, với yêu cầu dung lượng lớn. Hiện nay, thẻ CF có dung lượng lên đến 4GB. Nhiều hãng sản xuất máy ảnh đang có khuynh hướng chuyển sang dùng thẻ SD cho loại máy ảnh không chuyên, nhưng máy ảnh chuyên nghiệp thì vẫn dùng thẻ CF. Thẻ CF chủ yếu là loại II, với kích thước 1.4 x 1.7 x 0.2 inch. Dự kiến đến cuối năm nay, dung lượng thẻ CF có thể đạt 16GB...
Mua thẻ, lưu ý đầu đọc
Cách dễ dàng nhất để truyền dữ liệu từ thiết bị cầm tay đến máy tính là dùng thẻ nhớ. Ðầu đọc USB là sự lựa chọn tối ưu cho việc truyền dữ liệu. Các máy tính xách tay đời mới đều có khe cắm thẻ nhớ mở rộng. Chẳng hạn như các máy tính của Sony có khe cắm thẻ nhớ Memory Stick, còn của Toshiba nhận thẻ SD.
Ðầu đọc có trên thị trường hiện nay khá đa dạng. Loại theo máy chỉ đọc được 1-2 loại thẻ. Loại thông thường đọc 3-5 loại thẻ. Thông dụng nhất là loại đọc được 6 loại thẻ. Ða năng nhất là đầu đọc Carry do Ðài Loan sản xuất có thể đọc được 8 loại thẻ, được bán với giá 35 USD. Loại đầu đọc này rất tiện dụng vì tính tương thích cao.
Ðầu đọc bán ở Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại này kết nối với máy tính qua cổng USB. Thường thì tốc độ của cổng USB ở đầu đọc là 1.1, nghĩa là tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 12Mbps. Loại đọc được 8 đĩa có cổng USB 2.0. Tuy nhiên, khi mua, bạn phải biết cổng USB trên máy tính của bạn có tốc độ bao nhiêu để chọn cổng USB ở đầu đọc. Nếu tốc độ chênh nhau, thì tốc độ truyền dữ liệu cũng không cải thiện.
Thường khi mua máy ảnh, thẻ nhớ kèm theo có dung lượng nhỏ, khoảng từ 8-16MB. Do vậy, người sử dụng phải mua thêm thẻ nhớ có dung lượng lớn hơn. Việc chọn dung lượng phụ thuộc vào loại máy ảnh mà bạn sử dụng. Nếu bạn siêng tải ảnh từ máy ảnh vào máy tính hàng ngày thì bạn không nhất thiết phải sử dụng thẻ dung lượng lớn. Ở nước ngoài, giá trung bình một MB là 0,5 USD.
Nếu bạn sử dụng thẻ 64 MB cho máy ảnh 3 Megapixel, bạn có thể chụp được khoảng 90 tấm ảnh mà không cần phải đổi thẻ. Phần lớn người chụp nghiệp dư chỉ nghĩ đến việc mua thẻ 256 MB khi đi xa hoặc để ghi các đoạn video ngắn.
Một vấn đề khác bạn cần chú ý là giá thẻ. Theo chuyên gia phân tích Joseph Unsworth của hãng dự báo thị trường Gartner, thẻ nhớ 128 MB giá rẻ hơn 30% so với mua 2 thẻ 64MB.
Bảng giá tham khảo
Thẻ MMC 64 MB ................ 34USD
Thẻ MMC 128 MB ................ 48USD
Thẻ MMC 256 MB ................ 78USD
Thẻ SD 64 MB ................ 37USD
Thẻ SD 128 MB ................ 55USD
Thẻ SD 256 MB ................ 93USD
Thẻ Memory Stick 64MB ... 41 USD
Thẻ CF 64 MB 27 - 30 USD
Thẻ CF 128 MB ....... 39 - 42 USD
Thẻ CF 256 MB ....... 63 - 70 USD
Thẻ Smart Media 64 MB .. 38 USD
Ðầu đọc 6 trong 1 - Trung Quốc: 18 USD (USB 1.1)
Ðầu đọc 7 trong 1 - Trung Quốc: 21 USD
--------------------------------------------------------------------------------
Thông số của thẻ nhớ
Kích thước của MMC là 1,2 x 0,9 x 0,05 inch, dung lượng tối đa của MMC là 256 MB, của RS MMC là 512MB.
Thẻ CF chủ yếu là loại II, với kích thước 1,4 x 1,7 x 0,2 inch. Dự kiến đến cuối năm nay, dung lượng thẻ CF có thể đạt 16GB.
Kích thước Memory Stick (original, Select, và Pro): 2,0 x 0,8 x 0,1 inch. Memory Stick Duo dimensions: 1,2 x 0,8 x 0,06 inch. Dung lượng tối đa: original, Duo, 128MB; Select, 256MB; Pro, 1GB.
Thẻ SD: kích thước: 1,2 x 0,9 x 0,07 inch.
Kích thước thẻ xD-Picture: 1,0 x 0,8 x 0,06 inch. Dung lượng tối đa: 512 MB.
Theo SGTT