dogothanhhien
22-06-2012, 01:18 PM
Nhận thấy miếng bánh đang dần bị chia sẻ khi mạng di động 3G của Hanoi Telecom chuẩn bị ra mắt, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp đã sẵn sàng cho cuộc đua nâng cấp mạng. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, điều này chưa chứng minh đầy đủ rằng thị trường viễn thông đã thực sự cạnh tranh lành mạnh.
Thêm cơ hội lựa chọn cho khách hàng
Ngày 18/2, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã trao giấy phép cho dự án phát triển mạng điện thoại di động 092 công nghệ CDMA do Hanoi Telecom và Tập đoàn Hutchison Communications (Hong Kong) với tổng số vốn đầu tư gần 656 triệu USD. Dự kiến, cuối năm nay, mạng điện thoại thế hệ mới 3G này sẽ chính thức ra mắt thị trường.
Theo Tổng Giám đốc Hanoi Telecom Trịnh Minh Châu, trong tổng số gần 656 triệu USD vốn đầu tư, sẽ dành khoảng 571 triệu USD cho thiết bị, công nghệ, mua máy điện thoại di động công nghệ 3G và lắp đặt các trạm thu phát sóng.
Tuy nhiên Hanoi Telecom và Hutchison Commucations sẽ không đầu tư 100% cơ sở hạ tầng cho riêng mình, mà sẽ đàm phán thuê lại hạ tầng hiện có của các công ty khác. "Mục tiêu của công ty là phát triển 3 triệu thuê bao trong vòng 10 năm", bà Châu nói.
Theo giới chuyên môn, việc Hanoi Telecom chuẩn bị ra mắt với số vốn khá lớn, cùng sự cố nghẽn mạch của mạng di động trong dịp Tết Nguyên đán, các nhà cung cấp bắt đầu nghĩ đến việc đầu tư lâu dài để đón đầu các thuê bao phát triển mới. Dĩ nhiên, trong cuộc đua này không thể thiếu VinaPhone và MobiFone.
Ông Lê Ngọc Minh, Tổng Giám đốc MobiFone nhận định, phản ứng gay gắt của dư luận sau sự cố nghẽn mạch trong dịp Tết chính là lời cảnh báo cho các công ty thông tin di động. Năm nay, MobiFone sẽ tiếp tục đầu tư thêm 145 triệu USD vào phát triển mạng lưới, nâng tổng số vốn đầu tư toàn mạng lên 530 triệu USD. Số vốn này sẽ được dùng vào việc mua thêm 738 trạm, 2 tổng đài, 27 trạm trung chuyển BSC trong toàn quốc với dung lượng tổng đài đủ để phục vụ 4,9 triệu thuê bao. Với việc đầu tư này, MobiFone hy vọng sẽ có thêm khoảng 1,5 triệu thuê bao mới, nâng tốc độ tăng trưởng trong năm lên 90%.
VinaPhone chiếm tới trên 50% thị phần và hạ tầng viễn thông. Sau sự cố nghẽn mạch, VinaPhone quyết định đầu tư thêm 100 triệu USD (gấp 3 lần mức đầu tư trong 9 năm qua) để nâng cấp mạng. Doanh nghiệp này dự tính sẽ tăng thêm 4 tổng đài mới, nâng cấp tổng đài cũ và lắp đặt thêm 1.000 trạm BTS để đón thêm khoảng 1 triệu thuê bao. Ông Phạm Quang Hảo, Phó giám đốc VinaPhone thừa nhận: "Việc phát triển thuê bao là mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Chúng tôi có lợi thế về vùng phủ sóng, cơ sở hạ tầng nên việc phát triển lượng lớn thuê bao trong năm nay là hoàn toàn có thể".
Viettel và S-Fone đang gấp rút tung ra chiến lược kinh doanh mới. Với mục tiêu tập trung phát triển thuê bao, trong năm 2005, S-Fone vừa quyết định đầu tư trên 40 triệu USD để mở rộng vùng phủ sóng lên 40 tỉnh/thành trên cả nước. Bên cạnh việc mở rộng vùng phủ sóng, S-Fone sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng mới như: xây dựng hệ thống WAP 2.0 hoàn chỉnh để có thể khai thác/ứng dụng các dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn trên nền hệ thống WAP 2.0 cũng như thế mạnh của công nghệ CDMA 2000-1x; chính thức cung cấp các dịch vụ kết nối Internet qua điện thoại di động, dịch vụ tải nội dung và xem chương trình phim ảnh trực tuyến, dịch vụ tin nhắn thoại và dịch vụ chuyển vùng quốc tế... S-Fone dự kiến sẽ có thêm 340.000 thuê bao mới, nâng tổng thuê bao của S-Fone đạt 500.000 thuê bao vào cuối năm 2005.
Còn Viettel dù chưa công bố chính thức số tiền sẽ đầu tư nâng cấp mạng, nhưng theo tiết lộ của một đại diện công ty này thì chi phí cho việc mở rộng mạng có thể lên tới 50 triệu USD. Hiện mạng này đã phủ sóng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Năm nay, Viettel Mobile dự kiến tăng thêm khoảng 1,1 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao trên toàn mạng vượt qua con số 1,3 triệu.
Sẽ có tới 5 nhà cung cấp dịch vụ, nhưng một thị trường cạnh tranh vẫn còn là điều phải bàn cãi. VinaPhone và MobiFone, với gần 9 năm tung hoành, đã có đủ lực để giảm cước xuống mức thấp nhất nếu Bộ Bưu chính Viễn thông cho phép. Những doanh nghiệp mới với vài trăm nghìn thuê bao, nếu chạy đua giảm cước sẽ rất khó đầu tư mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp mạng.
Theo Giáo sư Nguyễn Quang A, Chủ nhiệm Tạp chí Tin học và Đời sống, để có cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, cơ quan chủ quản cần kiểm soát chặt chẽ những doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế hiện nay và nâng đỡ các nhà cung cấp mới để họ cạnh tranh ngang ngửa với nhau.
Trong lần trả lời báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Trần Đức Lai cho rằng, nghẽn mạng di động không xuất phát từ độc quyền. Hiện đã có 6 doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ di động, chứng tỏ thị trường viễn thông không còn độc quyền. Tuy nhiên ông Lai thừa nhận, ở một số địa phương, việc thực thi không thống nhất theo chỉ đạo từ trên. "Tới đây, Bộ sẽ tăng cường quản lý chất lượng đối với tất cả các doanh nghiệp để hạn chế phiền hà cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ di động", ông Lai nói.
(VnExpress)
Thêm cơ hội lựa chọn cho khách hàng
Ngày 18/2, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã trao giấy phép cho dự án phát triển mạng điện thoại di động 092 công nghệ CDMA do Hanoi Telecom và Tập đoàn Hutchison Communications (Hong Kong) với tổng số vốn đầu tư gần 656 triệu USD. Dự kiến, cuối năm nay, mạng điện thoại thế hệ mới 3G này sẽ chính thức ra mắt thị trường.
Theo Tổng Giám đốc Hanoi Telecom Trịnh Minh Châu, trong tổng số gần 656 triệu USD vốn đầu tư, sẽ dành khoảng 571 triệu USD cho thiết bị, công nghệ, mua máy điện thoại di động công nghệ 3G và lắp đặt các trạm thu phát sóng.
Tuy nhiên Hanoi Telecom và Hutchison Commucations sẽ không đầu tư 100% cơ sở hạ tầng cho riêng mình, mà sẽ đàm phán thuê lại hạ tầng hiện có của các công ty khác. "Mục tiêu của công ty là phát triển 3 triệu thuê bao trong vòng 10 năm", bà Châu nói.
Theo giới chuyên môn, việc Hanoi Telecom chuẩn bị ra mắt với số vốn khá lớn, cùng sự cố nghẽn mạch của mạng di động trong dịp Tết Nguyên đán, các nhà cung cấp bắt đầu nghĩ đến việc đầu tư lâu dài để đón đầu các thuê bao phát triển mới. Dĩ nhiên, trong cuộc đua này không thể thiếu VinaPhone và MobiFone.
Ông Lê Ngọc Minh, Tổng Giám đốc MobiFone nhận định, phản ứng gay gắt của dư luận sau sự cố nghẽn mạch trong dịp Tết chính là lời cảnh báo cho các công ty thông tin di động. Năm nay, MobiFone sẽ tiếp tục đầu tư thêm 145 triệu USD vào phát triển mạng lưới, nâng tổng số vốn đầu tư toàn mạng lên 530 triệu USD. Số vốn này sẽ được dùng vào việc mua thêm 738 trạm, 2 tổng đài, 27 trạm trung chuyển BSC trong toàn quốc với dung lượng tổng đài đủ để phục vụ 4,9 triệu thuê bao. Với việc đầu tư này, MobiFone hy vọng sẽ có thêm khoảng 1,5 triệu thuê bao mới, nâng tốc độ tăng trưởng trong năm lên 90%.
VinaPhone chiếm tới trên 50% thị phần và hạ tầng viễn thông. Sau sự cố nghẽn mạch, VinaPhone quyết định đầu tư thêm 100 triệu USD (gấp 3 lần mức đầu tư trong 9 năm qua) để nâng cấp mạng. Doanh nghiệp này dự tính sẽ tăng thêm 4 tổng đài mới, nâng cấp tổng đài cũ và lắp đặt thêm 1.000 trạm BTS để đón thêm khoảng 1 triệu thuê bao. Ông Phạm Quang Hảo, Phó giám đốc VinaPhone thừa nhận: "Việc phát triển thuê bao là mục tiêu mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Chúng tôi có lợi thế về vùng phủ sóng, cơ sở hạ tầng nên việc phát triển lượng lớn thuê bao trong năm nay là hoàn toàn có thể".
Viettel và S-Fone đang gấp rút tung ra chiến lược kinh doanh mới. Với mục tiêu tập trung phát triển thuê bao, trong năm 2005, S-Fone vừa quyết định đầu tư trên 40 triệu USD để mở rộng vùng phủ sóng lên 40 tỉnh/thành trên cả nước. Bên cạnh việc mở rộng vùng phủ sóng, S-Fone sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng mới như: xây dựng hệ thống WAP 2.0 hoàn chỉnh để có thể khai thác/ứng dụng các dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn trên nền hệ thống WAP 2.0 cũng như thế mạnh của công nghệ CDMA 2000-1x; chính thức cung cấp các dịch vụ kết nối Internet qua điện thoại di động, dịch vụ tải nội dung và xem chương trình phim ảnh trực tuyến, dịch vụ tin nhắn thoại và dịch vụ chuyển vùng quốc tế... S-Fone dự kiến sẽ có thêm 340.000 thuê bao mới, nâng tổng thuê bao của S-Fone đạt 500.000 thuê bao vào cuối năm 2005.
Còn Viettel dù chưa công bố chính thức số tiền sẽ đầu tư nâng cấp mạng, nhưng theo tiết lộ của một đại diện công ty này thì chi phí cho việc mở rộng mạng có thể lên tới 50 triệu USD. Hiện mạng này đã phủ sóng khắp các tỉnh thành trong cả nước. Năm nay, Viettel Mobile dự kiến tăng thêm khoảng 1,1 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao trên toàn mạng vượt qua con số 1,3 triệu.
Sẽ có tới 5 nhà cung cấp dịch vụ, nhưng một thị trường cạnh tranh vẫn còn là điều phải bàn cãi. VinaPhone và MobiFone, với gần 9 năm tung hoành, đã có đủ lực để giảm cước xuống mức thấp nhất nếu Bộ Bưu chính Viễn thông cho phép. Những doanh nghiệp mới với vài trăm nghìn thuê bao, nếu chạy đua giảm cước sẽ rất khó đầu tư mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp mạng.
Theo Giáo sư Nguyễn Quang A, Chủ nhiệm Tạp chí Tin học và Đời sống, để có cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, cơ quan chủ quản cần kiểm soát chặt chẽ những doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế hiện nay và nâng đỡ các nhà cung cấp mới để họ cạnh tranh ngang ngửa với nhau.
Trong lần trả lời báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Trần Đức Lai cho rằng, nghẽn mạng di động không xuất phát từ độc quyền. Hiện đã có 6 doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ di động, chứng tỏ thị trường viễn thông không còn độc quyền. Tuy nhiên ông Lai thừa nhận, ở một số địa phương, việc thực thi không thống nhất theo chỉ đạo từ trên. "Tới đây, Bộ sẽ tăng cường quản lý chất lượng đối với tất cả các doanh nghiệp để hạn chế phiền hà cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ di động", ông Lai nói.
(VnExpress)