john
22-06-2012, 01:18 PM
Ý tưởng kinh doanh này nghe có vẻ nhảm nhí, song nhà sáng tạo ra “thế giới di động cõi âm” - anh Jurgen Brother, công dân thành phố Osnabruck (CHLB Đức) - đã kịp bán được 3 máy với giá mỗi máy 1.500 euro. Mà lạ nhất là sản phẩm làm ra “cung không đủ cầu” và vẫn còn khối người xếp hàng chờ được “thuê bao”. Brother bán loại mô-bai với pin vĩnh cửu và loa nhỏ gắn trong (tất nhiên không có chế độ rung) nằm bên trong hộp kích cỡ hộp đựng giày, chôn trong quan tài nằm cách mặt đất 30 cm.
ĐTDĐ cho… người đã khuất
Thiết bị này dành cho những người thân cần được giúp đỡ để vượt qua nỗi đau mất mát. “Nếu họ bị ốm, không có thời giờ hoặc giả sống quá xa không thể viếng mộ được thì giờ đây họ có thể gọi điện”,- anh Brother thổ lộ và đặt tên cho thiết bị của mình là “Thiên thần điện thoại”.
Ý đồ sáng chế chợt đến với Brother khi anh cảm thấy mình có nhu cầu chuyện trò với người mẹ đã mất, chỉ một mình với mẹ… Và cùng một người bạn là chuyên gia điện tử, Brother phải mất 2 năm ròng làm việc mới thực hiện xong dự định. Giờ đây anh đã được cấp bằng sáng chế và được pháp luật bảo vệ thương hiệu.
Dưới góc độ kỹ thuật, cái khó nhất của sáng chế là giải quyết vấn đề nguồn năng lượng. Brother và bạn mình phải tích hợp rất nhiều pin thường để tạo ra loại pin có lẽ là mạnh nhất trong dòng ĐTDĐ: Thời gian thoại tối thiểu 200 giờ, thời gian chờ 1 năm. Nhờ thế, “Thiên thần điện thoại” trở thành ĐTDĐ lớn nhất thế giới.
Theo khẳng định của Brother, việc kết nối được thực hiện ngay tức khắc, không có chuyện “nghẽn mạch” vì anh để máy ở chế độ tự động nhận cuộc gọi. Nghĩa là “Thiên thần điện thoại” không “nấu cháo” điện thoại mà tức khắc cầm ống nghe để nghe …và nghe. Không muốn để cục mô-bai của mình mãi mãi nằm trong hầm mộ, Brother đề nghị ai không sử dụng nữa nếu gửi trả lại sau khi mãn tang sẽ được nhận món tiền trị giá 50 euro.
ĐTDĐ tuổi già
Sản phẩm được trầm trồ nhất tại hội nghị toàn cầu về ĐTDĐ 3GSM vừa tổ chức tại Cannes (Pháp) không phải là các mẫu điện thoại xem được phim truyện và nhạc số mà - thật lạ - là “cục gạch” di động S-Phone của hãng Nhật Ti-Ka.
Điện thoại này đúng là “trần như nhộng” khi nó không có màn hình và không có tính năng gì khác ngoài tính năng thoại. S-Phone được sản xuất riêng cho người già cả nên chỉ có một số phím bấm lớn với mỗi phím một chức năng. Ưu điểm nổi trội của nó là âm thanh cực lớn và nhất là pin sạc có thời gian chờ cả tháng trời.
Đại diện của Ti-Ka cho biết sức hút lớn nhất của S-Phone ở chỗ nó quá đơn giản trong sử dụng, người thuê bao khỏi mất công ngâm cứu cuốn hướng dẫn sử dụng dầy cộp vốn là đặc trưng của các ĐTDĐ thông minh thời thượng. Nhờ loại di động đơn giản nhất này, hãng Ti-Ka từ chỗ sắp phá sản đã vượt qua hàng loạt hãng điện thoại khác về số lượng thuê bao, kể cả hãng Vodafone của Anh.
(SGGP)
ĐTDĐ cho… người đã khuất
Thiết bị này dành cho những người thân cần được giúp đỡ để vượt qua nỗi đau mất mát. “Nếu họ bị ốm, không có thời giờ hoặc giả sống quá xa không thể viếng mộ được thì giờ đây họ có thể gọi điện”,- anh Brother thổ lộ và đặt tên cho thiết bị của mình là “Thiên thần điện thoại”.
Ý đồ sáng chế chợt đến với Brother khi anh cảm thấy mình có nhu cầu chuyện trò với người mẹ đã mất, chỉ một mình với mẹ… Và cùng một người bạn là chuyên gia điện tử, Brother phải mất 2 năm ròng làm việc mới thực hiện xong dự định. Giờ đây anh đã được cấp bằng sáng chế và được pháp luật bảo vệ thương hiệu.
Dưới góc độ kỹ thuật, cái khó nhất của sáng chế là giải quyết vấn đề nguồn năng lượng. Brother và bạn mình phải tích hợp rất nhiều pin thường để tạo ra loại pin có lẽ là mạnh nhất trong dòng ĐTDĐ: Thời gian thoại tối thiểu 200 giờ, thời gian chờ 1 năm. Nhờ thế, “Thiên thần điện thoại” trở thành ĐTDĐ lớn nhất thế giới.
Theo khẳng định của Brother, việc kết nối được thực hiện ngay tức khắc, không có chuyện “nghẽn mạch” vì anh để máy ở chế độ tự động nhận cuộc gọi. Nghĩa là “Thiên thần điện thoại” không “nấu cháo” điện thoại mà tức khắc cầm ống nghe để nghe …và nghe. Không muốn để cục mô-bai của mình mãi mãi nằm trong hầm mộ, Brother đề nghị ai không sử dụng nữa nếu gửi trả lại sau khi mãn tang sẽ được nhận món tiền trị giá 50 euro.
ĐTDĐ tuổi già
Sản phẩm được trầm trồ nhất tại hội nghị toàn cầu về ĐTDĐ 3GSM vừa tổ chức tại Cannes (Pháp) không phải là các mẫu điện thoại xem được phim truyện và nhạc số mà - thật lạ - là “cục gạch” di động S-Phone của hãng Nhật Ti-Ka.
Điện thoại này đúng là “trần như nhộng” khi nó không có màn hình và không có tính năng gì khác ngoài tính năng thoại. S-Phone được sản xuất riêng cho người già cả nên chỉ có một số phím bấm lớn với mỗi phím một chức năng. Ưu điểm nổi trội của nó là âm thanh cực lớn và nhất là pin sạc có thời gian chờ cả tháng trời.
Đại diện của Ti-Ka cho biết sức hút lớn nhất của S-Phone ở chỗ nó quá đơn giản trong sử dụng, người thuê bao khỏi mất công ngâm cứu cuốn hướng dẫn sử dụng dầy cộp vốn là đặc trưng của các ĐTDĐ thông minh thời thượng. Nhờ loại di động đơn giản nhất này, hãng Ti-Ka từ chỗ sắp phá sản đã vượt qua hàng loạt hãng điện thoại khác về số lượng thuê bao, kể cả hãng Vodafone của Anh.
(SGGP)