vteehanoi
22-06-2012, 01:24 PM
Rất ít người biết được cuộc đàm thoại không dây đầu tiên được thực hiện cách đây đúng 60 năm và phải sau đó gần 30 năm, chiếc điện thoại di động đầu tiên mới được ra đời với trọng lượng gần 1 kg và dài hơn 20 cm.
Sở hữu một chiếc mobile bây giờ thật đơn giản, chỉ cần bỏ ra chưa đến một triệu đồng là bạn đã có trong tay một chú dế xinh xắn với đầy đủ chức năng nghe, gọi, nhắn tin, báo thức… Với những chiếc điện thoại cao cấp hơn thì đó còn là công cụ giải trí và hỗ trợ công việc rất đắc lực. Tuy nhiên, kể từ cuộc gọi đầu tiên tới nay cũng đã trải qua một quá trình kéo dài hơn nửa thế kỷ.
Cuộc gọi đầu tiên
Ngày 17/6/1946, một người lái xe ở St Louis nhấc chiếc điện thoại có dây trên xe mình để thực hiện một cuộc điện đàm. Nhưng đây không phải là một cuộc điện đàm thông thường mà chính là cuộc gọi không dây đầu tiên trong lịch sử. Nhóm các kỹ sư gồm Alton Dickieson và D.Mitchell (phòng thí nghiệm Bell Labs) và H.I.Romnes (sau này là giám đốc điều hành của AT&T) đã làm việc miệt mài hơn một thập kỷ để có được thành quả của ngày hôm ấy.
Đến năm 1948, dịch vụ điện thoại không dây đã có mặt ở hầu hết 100 thành phố và siêu xa lộ của nước Mỹ. Các khách hàng sử dụng dịch vụ là những người làm việc ở các ngành dịch vụ công cộng, những người điều hành đội xe và các phóng viên. Tuy nhiên với 5.000 khách hàng thực hiện 30.000 cuộc gọi/tuần trên toàn nước Mỹ, dịch vụ điện thoại không dây vẫn còn quá nhỏ bé và chưa phổ biến.
Mẫu điện thoại di động Dyna-Tac 8000X ra đời năm 1983 cũng có trọng lượng tới 793,8 g. (Motorola)
Mẫu điện thoại di động Dyna-Tac 8000X ra đời năm 1983 cũng có trọng lượng tới 793,8 g. (Motorola)
Sở dĩ dịch vụ này chưa phổ biến là các mạng không dây thời đó chưa có khả năng “gánh” một lưu lượng lớn cuộc gọi. Nó chỉ cho phép 3 người thực hiện cuộc gọi cùng một lúc. Hơn nữa, giá thành dịch vụ cũng rất đắt, từ 30-40 xu một cuộc gọi nội vùng. Loại điện thoại có dây dùng để gọi di động cũng khá thô sơ, bạn phải nhấn nút trên máy để nói và thả ra để nghe...
Mãi đến những năm đầu thập kỷ 70, khi máy tính trở nên mạnh hơn và nó được áp dụng trong ngành viễn thông thì dịch vụ liên lạc không dây mới bắt đầu có cơ hội lớn mạnh. Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của chiếc điện thoại di động cầm tay đầu tiên.
Điện thoại di động đầu tiên trình làng
Chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên ra đời vào năm 1973 và người sáng chế ra nó là Martin Cooper, lúc đó đang là Tổng giám đốc bộ phận Hệ thống viễn thông của Motorola. Vào những năm cuối thập kỷ 60 đầu thập kỷ 70, Motorola và Bell Labs (của AT&T) là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong việc nghiên cứu chế tạo điện thoại di động cầm tay. Trước khi về đầu quân cho Motorola thì Martin Cooper làm việc cho một công ty viễn thông nhỏ và trước đó ông đã có 4 năm phục vụ tại hải quân Mỹ. Năm 1954, khi được Motorola tuyển dụng, ông tham gia vào nhóm nghiên cứu các sản phẩm di động. Năm 1967, nhóm của ông đã nghiên cứu thành công một thiết bị liên lạc bằng sóng radio trang bị cho cảnh sát Chicago.
Năm 1973, Martin Cooper đánh dấu son trong lịch sử ngành viễn thông bằng việc cho ra đời chiếc điện thoại di động đầu tiên.
Martin Cooper và chiếc di động đầu tiên. (eula)
Chiếc điện thoại này được ông đặt tên là Dyna-Tac. Nó đúng là một chú “khủng long” thứ thiệt với kích thước to nhu cục gạch, nặng tới gần 1 kg. Ngày 3/4/1973, đứng trên một con phố ở New York, Martin Cooper đã thực hiện một cuộc gọi thử từ chiếc Dyna-Tac. Cú phone ấy ông gọi cho Joel Engel – Giám đốc của Bell Labs - đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Motorola: “Joel à, tôi đang gọi cho anh từ chiếc điện thoại di động cầm tay đấy”. Theo lời Martin kể lại thì ở đầu dây bên kia Joel đã tức tối nghiến răng kèn kẹt.
Ngoài việc gọi cho Joel Engel, lúc đó Martin Cooper còn gọi cho một số người khác trong đó có một phóng viên của Đài truyền thanh New York. Những người dân đứng ở góc phố 56 và đại lộ Lexington khi ấy được một phen mắt tròn mắt dẹt chứng kiến cảnh một người đàn ông băng qua đường, cầm một thiết bị to cỡ cục gạch trên tay và nói chuyện huyên thuyên với nó.
Mặc dù chiếc Dyna-Tac đã ra đời vào năm 1973 nhưng phải mất đến 10 năm sau Cooper mới thương mại hoá được sản phẩm này. Giá của nó lúc bấy giờ là 3.500 USD, nặng 793,8 g và thời gian đàm thoại kéo dài được nửa tiếng. Làm một phép so sánh nhỏ, Motorola Razr V3 hiện giờ chỉ nặng 95 g và pin dùng được tới 290 giờ.
Phải mất 7 năm kể từ ngày ra đời chiếc di động phổ thông nêu trên, nước Mỹ mới đạt được một triệu thuê bao điện thoại di động. Ngày nay, mỗi năm có khoảng 700 triệu điện thoại di động được bán ra trên toàn thế giới.
Còn Martin Cooper bây giờ đã 77 tuổi. Ông đang là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của ArrayComm - một công ty chuyên phát triển phần mềm cho các nhà cung cấp dịch vụ di động. Nhận xét về ngành viễn thông di động, Cooper cho rằng đây là một ngành non trẻ và sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai.
theo số hóa
Sở hữu một chiếc mobile bây giờ thật đơn giản, chỉ cần bỏ ra chưa đến một triệu đồng là bạn đã có trong tay một chú dế xinh xắn với đầy đủ chức năng nghe, gọi, nhắn tin, báo thức… Với những chiếc điện thoại cao cấp hơn thì đó còn là công cụ giải trí và hỗ trợ công việc rất đắc lực. Tuy nhiên, kể từ cuộc gọi đầu tiên tới nay cũng đã trải qua một quá trình kéo dài hơn nửa thế kỷ.
Cuộc gọi đầu tiên
Ngày 17/6/1946, một người lái xe ở St Louis nhấc chiếc điện thoại có dây trên xe mình để thực hiện một cuộc điện đàm. Nhưng đây không phải là một cuộc điện đàm thông thường mà chính là cuộc gọi không dây đầu tiên trong lịch sử. Nhóm các kỹ sư gồm Alton Dickieson và D.Mitchell (phòng thí nghiệm Bell Labs) và H.I.Romnes (sau này là giám đốc điều hành của AT&T) đã làm việc miệt mài hơn một thập kỷ để có được thành quả của ngày hôm ấy.
Đến năm 1948, dịch vụ điện thoại không dây đã có mặt ở hầu hết 100 thành phố và siêu xa lộ của nước Mỹ. Các khách hàng sử dụng dịch vụ là những người làm việc ở các ngành dịch vụ công cộng, những người điều hành đội xe và các phóng viên. Tuy nhiên với 5.000 khách hàng thực hiện 30.000 cuộc gọi/tuần trên toàn nước Mỹ, dịch vụ điện thoại không dây vẫn còn quá nhỏ bé và chưa phổ biến.
Mẫu điện thoại di động Dyna-Tac 8000X ra đời năm 1983 cũng có trọng lượng tới 793,8 g. (Motorola)
Mẫu điện thoại di động Dyna-Tac 8000X ra đời năm 1983 cũng có trọng lượng tới 793,8 g. (Motorola)
Sở dĩ dịch vụ này chưa phổ biến là các mạng không dây thời đó chưa có khả năng “gánh” một lưu lượng lớn cuộc gọi. Nó chỉ cho phép 3 người thực hiện cuộc gọi cùng một lúc. Hơn nữa, giá thành dịch vụ cũng rất đắt, từ 30-40 xu một cuộc gọi nội vùng. Loại điện thoại có dây dùng để gọi di động cũng khá thô sơ, bạn phải nhấn nút trên máy để nói và thả ra để nghe...
Mãi đến những năm đầu thập kỷ 70, khi máy tính trở nên mạnh hơn và nó được áp dụng trong ngành viễn thông thì dịch vụ liên lạc không dây mới bắt đầu có cơ hội lớn mạnh. Đây cũng là tiền đề cho sự ra đời của chiếc điện thoại di động cầm tay đầu tiên.
Điện thoại di động đầu tiên trình làng
Chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên ra đời vào năm 1973 và người sáng chế ra nó là Martin Cooper, lúc đó đang là Tổng giám đốc bộ phận Hệ thống viễn thông của Motorola. Vào những năm cuối thập kỷ 60 đầu thập kỷ 70, Motorola và Bell Labs (của AT&T) là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong việc nghiên cứu chế tạo điện thoại di động cầm tay. Trước khi về đầu quân cho Motorola thì Martin Cooper làm việc cho một công ty viễn thông nhỏ và trước đó ông đã có 4 năm phục vụ tại hải quân Mỹ. Năm 1954, khi được Motorola tuyển dụng, ông tham gia vào nhóm nghiên cứu các sản phẩm di động. Năm 1967, nhóm của ông đã nghiên cứu thành công một thiết bị liên lạc bằng sóng radio trang bị cho cảnh sát Chicago.
Năm 1973, Martin Cooper đánh dấu son trong lịch sử ngành viễn thông bằng việc cho ra đời chiếc điện thoại di động đầu tiên.
Martin Cooper và chiếc di động đầu tiên. (eula)
Chiếc điện thoại này được ông đặt tên là Dyna-Tac. Nó đúng là một chú “khủng long” thứ thiệt với kích thước to nhu cục gạch, nặng tới gần 1 kg. Ngày 3/4/1973, đứng trên một con phố ở New York, Martin Cooper đã thực hiện một cuộc gọi thử từ chiếc Dyna-Tac. Cú phone ấy ông gọi cho Joel Engel – Giám đốc của Bell Labs - đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Motorola: “Joel à, tôi đang gọi cho anh từ chiếc điện thoại di động cầm tay đấy”. Theo lời Martin kể lại thì ở đầu dây bên kia Joel đã tức tối nghiến răng kèn kẹt.
Ngoài việc gọi cho Joel Engel, lúc đó Martin Cooper còn gọi cho một số người khác trong đó có một phóng viên của Đài truyền thanh New York. Những người dân đứng ở góc phố 56 và đại lộ Lexington khi ấy được một phen mắt tròn mắt dẹt chứng kiến cảnh một người đàn ông băng qua đường, cầm một thiết bị to cỡ cục gạch trên tay và nói chuyện huyên thuyên với nó.
Mặc dù chiếc Dyna-Tac đã ra đời vào năm 1973 nhưng phải mất đến 10 năm sau Cooper mới thương mại hoá được sản phẩm này. Giá của nó lúc bấy giờ là 3.500 USD, nặng 793,8 g và thời gian đàm thoại kéo dài được nửa tiếng. Làm một phép so sánh nhỏ, Motorola Razr V3 hiện giờ chỉ nặng 95 g và pin dùng được tới 290 giờ.
Phải mất 7 năm kể từ ngày ra đời chiếc di động phổ thông nêu trên, nước Mỹ mới đạt được một triệu thuê bao điện thoại di động. Ngày nay, mỗi năm có khoảng 700 triệu điện thoại di động được bán ra trên toàn thế giới.
Còn Martin Cooper bây giờ đã 77 tuổi. Ông đang là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của ArrayComm - một công ty chuyên phát triển phần mềm cho các nhà cung cấp dịch vụ di động. Nhận xét về ngành viễn thông di động, Cooper cho rằng đây là một ngành non trẻ và sẽ tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai.
theo số hóa