vuong_it
22-06-2012, 01:24 PM
Gần đây, một sinh viên đang bơm xăng cho chiếc ô-tô thể thao của mình gần New York thì chuông điện thoại di động reo vang. Anh mở điện thoại trả lời và đột ngột bơm xăng bốc cháy. Liệu thủ phạm có phải là điện thoại di động?
Mathew Erhorn chỉ bị một vài vết bỏng nhỏ, trong khi điện thoại di động của anh bị thiêu thành than. Lính cứu hoả kết luận chiếc điện thoại di động đó làm hơi xăng thoát ra từ bình nhiên liệu ô-tô bốc cháy. Sau vụ hoả hoạn, Patrick Koch, trưởng Phòng Cứu hoả tại New Paltz, New York, nói: ''Điện thoại di động có thể đốt cháy khí đang thoát ra từ bơm xăng và gây hoả hoạn''.
Tuy nhiên, 158 triệu người sử dụng điện thoại di động tại Mỹ liệu có chịu nguy cơ này nếu họ không cúp điện thoại khi bơm xăng cho ô-tô? Mặc dù mọi trạm xăng đều treo bảng khuyến cáo về việc sử dụng điện thoại di động ở những chốn này song các chuyên gia lại nghi ngờ về lý thuyết điện thoại di động có thể gây hoả hoạn tại trạm xăng.
Các chuyên gia tin rằng chính điện tĩnh, chứ không phải điện thoại di động, đã gây hoả hoạn. Các đám cháy do điện tĩnh gây ra là các sự cố hiếm gặp song chúng đã xảy ra. Theo website của Viện Thiết bị Xăng dầu Mỹ, cho tới nay đã có 158 thông báo về các vụ hoả hoạn ở trạm xăng được cho là do điện tĩnh gây ra. Các camera an ninh tại San Antonio, Texas, đã ghi được cảnh điện tĩnh làm nổ một trạm xăng vào năm 2002. Khách hàng đang bơm xăng bị bỏng nặng song sống sót. Điện tĩnh cũng bị nghi ngờ là thủ phạm trong một vụ nổ năm 1996 ở Tulssa, cướp đi sinh mạng một phụ nữ 33 tuổi.
Kỹ sư điện Steve Fowler thuộc Fowler Associates cho biết tín hiệu điện thoại di động quá yếu nên không thể gây nổ hơi xăng. Anh và Jim Farr, cảnh sát trưởng lực lượng cứu hoả ở hạt Gaston, đã nghiên cứu các vụ hoả hoạn do điện tĩnh. Họ nói rằng cơ thể của con người có thể tích điện tích tĩnh theo những cách khác nhau, chẳng hạn như khi ra và vào một chiếc xe. Khi chúng ta lê chân trên thảm, chúng ta có thể mang điện tích 35.000V. Khi ra vào ô-tô, con số đó là 60.000V. Mức hiệu điện thế này đủ để đốt cháy hơi xăng. Còn về điện thoại di động hoặc pin của nó gây hoả hoạn, Fowler và Farr nói rằng về lý thuyết là có thể xảy ra song không chắc chắn.
Với sự trợ giúp của lính cứu hoả chuyên nghiệp tại hạt Bergen, New Jersey, chương trình Good Morning America đã thử nghiệm vấn đề này. Một lính cứu hoả mặc quần áo bảo vệ, đứng cạnh một chiếc xô đầy xăng và cầm điện thoại di động. Khi điện thoại đổ chuông, người quan sát mong chờ một tia lửa phát ra song chẳng điều gì xảy ra. Thí nghiệm được lặp lại với một chiếc điện thoại di động khác và xăng được khuấy để tạo ra nhiều hơi hơn. Tuy nhiên, vẫn không có hoả hoạn!
Koch thì vẫn tin rằng điện thoại di động có thể làm hơi xăng ở trạm xăng bốc cháy và cần tiến hành nhiều thử nghiệm hơn. Nhiều trạm xăng có bảng khuyến cáo yêu cầu khách hàng tắt điện thoại di động. Tuy nhiên, ngành điện thoại di động viện dẫn hai nghiên cứu kết luận rằng không có bằng chứng cho thấy điện thoại di động là một mối nguy quanh trạm xăng. Để tránh các vụ hoả hoạn do điện tĩnh, mọi người nên làm theo những lời khuyên sau:
Đừng vào ô-tô cho tới khi hoàn tất việc bơm xăng
Khi bạn đi ra ngoài ô-tô để bơm xăng, loại bỏ mọi điện tích tĩnh trước khi bước tới bơm. Có thể làm điều đó bằng cách vỗ hai bàn tay trần vào nóc kim loại của xe!
Nếu có hoả hoạn, đừng rút ống bơm khỏi xe ô-tô. Những người rút ống bơm trong trường hợp đó đều bị thương hoặc thiệt mạng.
Đừng bao giờ bơm xăng vào một bình xách tay ở trong, hoặc trên xe. Trước khi bơm, đặt bình xuống đất. Giống như con người, một bình chứa cũng có thể tích điện tĩnh. Nếu không có đất để hấp thụ hiệu điện thế đó, bình có thể phát nổ!
Theo VietnamNet
Mathew Erhorn chỉ bị một vài vết bỏng nhỏ, trong khi điện thoại di động của anh bị thiêu thành than. Lính cứu hoả kết luận chiếc điện thoại di động đó làm hơi xăng thoát ra từ bình nhiên liệu ô-tô bốc cháy. Sau vụ hoả hoạn, Patrick Koch, trưởng Phòng Cứu hoả tại New Paltz, New York, nói: ''Điện thoại di động có thể đốt cháy khí đang thoát ra từ bơm xăng và gây hoả hoạn''.
Tuy nhiên, 158 triệu người sử dụng điện thoại di động tại Mỹ liệu có chịu nguy cơ này nếu họ không cúp điện thoại khi bơm xăng cho ô-tô? Mặc dù mọi trạm xăng đều treo bảng khuyến cáo về việc sử dụng điện thoại di động ở những chốn này song các chuyên gia lại nghi ngờ về lý thuyết điện thoại di động có thể gây hoả hoạn tại trạm xăng.
Các chuyên gia tin rằng chính điện tĩnh, chứ không phải điện thoại di động, đã gây hoả hoạn. Các đám cháy do điện tĩnh gây ra là các sự cố hiếm gặp song chúng đã xảy ra. Theo website của Viện Thiết bị Xăng dầu Mỹ, cho tới nay đã có 158 thông báo về các vụ hoả hoạn ở trạm xăng được cho là do điện tĩnh gây ra. Các camera an ninh tại San Antonio, Texas, đã ghi được cảnh điện tĩnh làm nổ một trạm xăng vào năm 2002. Khách hàng đang bơm xăng bị bỏng nặng song sống sót. Điện tĩnh cũng bị nghi ngờ là thủ phạm trong một vụ nổ năm 1996 ở Tulssa, cướp đi sinh mạng một phụ nữ 33 tuổi.
Kỹ sư điện Steve Fowler thuộc Fowler Associates cho biết tín hiệu điện thoại di động quá yếu nên không thể gây nổ hơi xăng. Anh và Jim Farr, cảnh sát trưởng lực lượng cứu hoả ở hạt Gaston, đã nghiên cứu các vụ hoả hoạn do điện tĩnh. Họ nói rằng cơ thể của con người có thể tích điện tích tĩnh theo những cách khác nhau, chẳng hạn như khi ra và vào một chiếc xe. Khi chúng ta lê chân trên thảm, chúng ta có thể mang điện tích 35.000V. Khi ra vào ô-tô, con số đó là 60.000V. Mức hiệu điện thế này đủ để đốt cháy hơi xăng. Còn về điện thoại di động hoặc pin của nó gây hoả hoạn, Fowler và Farr nói rằng về lý thuyết là có thể xảy ra song không chắc chắn.
Với sự trợ giúp của lính cứu hoả chuyên nghiệp tại hạt Bergen, New Jersey, chương trình Good Morning America đã thử nghiệm vấn đề này. Một lính cứu hoả mặc quần áo bảo vệ, đứng cạnh một chiếc xô đầy xăng và cầm điện thoại di động. Khi điện thoại đổ chuông, người quan sát mong chờ một tia lửa phát ra song chẳng điều gì xảy ra. Thí nghiệm được lặp lại với một chiếc điện thoại di động khác và xăng được khuấy để tạo ra nhiều hơi hơn. Tuy nhiên, vẫn không có hoả hoạn!
Koch thì vẫn tin rằng điện thoại di động có thể làm hơi xăng ở trạm xăng bốc cháy và cần tiến hành nhiều thử nghiệm hơn. Nhiều trạm xăng có bảng khuyến cáo yêu cầu khách hàng tắt điện thoại di động. Tuy nhiên, ngành điện thoại di động viện dẫn hai nghiên cứu kết luận rằng không có bằng chứng cho thấy điện thoại di động là một mối nguy quanh trạm xăng. Để tránh các vụ hoả hoạn do điện tĩnh, mọi người nên làm theo những lời khuyên sau:
Đừng vào ô-tô cho tới khi hoàn tất việc bơm xăng
Khi bạn đi ra ngoài ô-tô để bơm xăng, loại bỏ mọi điện tích tĩnh trước khi bước tới bơm. Có thể làm điều đó bằng cách vỗ hai bàn tay trần vào nóc kim loại của xe!
Nếu có hoả hoạn, đừng rút ống bơm khỏi xe ô-tô. Những người rút ống bơm trong trường hợp đó đều bị thương hoặc thiệt mạng.
Đừng bao giờ bơm xăng vào một bình xách tay ở trong, hoặc trên xe. Trước khi bơm, đặt bình xuống đất. Giống như con người, một bình chứa cũng có thể tích điện tĩnh. Nếu không có đất để hấp thụ hiệu điện thế đó, bình có thể phát nổ!
Theo VietnamNet