tvptrading
22-06-2012, 01:25 PM
Có một người đàn ông trên 60 tuổi sẵn sàng mang về cho đất nước một phần mềm được coi là Windows của điện thoại di động (ĐTDĐ) thế hệ mới.
Windows cho điện thoại di động
Nguyễn Công Khanh có vẻ ngoài giống một doanh nhân hơn là một kỹ sư điện toán với những phát minh giá trị. Năm 1977 khi còn định cư tại Pháp, thời điểm máy tính cá nhân vẫn còn sử dụng đĩa mềm cho các ứng dụng thì ông đã sáng chế một ổ đọc dữ liệu dạng như ổ cứng ngày nay.
Ổ đọc dữ liệu của ông được lắp đặt cho những chiếc máy tính cá nhân đầu tiên do ông Trương Trọng Thi, người VN đầu tiên chế tạo thành công máy vi tính trước cả Hãng Apple (Mỹ) và bán khắp thế giới.
Sau khi sang định cư tại Mỹ, trước sự phát triển như vũ bão của thị trường ĐTDĐ, ông cùng các đồng sự bắt tay vào viết một phần mềm dành cho loại máy này. Ông gọi nó là hệ điều hành của ĐTDĐ với tên gọi CellMeeting. “Theo tính toán của các đại gia sản xuất ĐTDĐ trên thế giới như Nokia, Motorola, Sony Ericsson, chỉ trong vòng ba năm nữa, máy ĐTDĐ thông minh (smart phone) sẽ gần như thay thế các thế hệ ĐTDĐ ngày nay với ít nhất 1 tỉ người sử dụng. Và phần mềm của tôi sẽ là hệ điều hành chính cho thế hệ smart phone này” - ông Khanh khẳng định.
Giống như trong một ngôi nhà, bạn vừa có thể tiếp khách ở phòng này, vừa chuyển sang làm việc ở phòng bên cạnh lại vừa trao đổi chuyện gia đình ở một phòng khác. Tất cả đều có thể thực hiện cùng lúc trên chiếc smart phone mà không hề ảnh hưởng đến nhau. Việc trao đổi (chat), truyền âm thanh hay hình ảnh (voice and images) chỉ là chuyện quá bình thường, hơn thế nữa chiếc smart phone còn có thể giúp bạn tổ chức họp (meeting), làm việc từ xa, mở cửa hàng riêng để mua bán trao đổi.
Để dễ hiểu, ông Khanh lấy ví dụ: tôi muốn bán ngôi nhà của mình tại Mỹ, tôi đưa nó vào showroom của mình trên điện thoại. Một người ở châu Âu muốn mua, họ sẽ vào showroom của tôi và đề nghị cho biết hình thức ngôi nhà. Tôi có thể sử dụng camera tích hợp trên máy để quay trực tiếp ngôi nhà và chuyển tải hình ảnh đó đến điện thoại của người mua trong khi vẫn tiếp tục trao đổi về phương thức mua bán. Việc này sẽ hoàn toàn khác biệt với việc mua bán qua mạng hiện nay khi người mua có thể xem trực tiếp sản phẩm mình lựa chọn mà không cần thông qua nhà trung gian nào.
Và ước vọng về “địa đàng” công nghệ thông tin VN
Sau hơn 40 năm lưu lạc nơi đất khách, ở cái tuổi “quay đầu về núi”, ông Khanh muốn mang những gì mình có về đóng góp cho quê cha đất tổ. Bắt gặp hoài bão của một nhóm những người trẻ tại Đà Nẵng, lần này ông quyết định trở về với ước mơ về một Silicon Valley của VN. “Người Việt mình rất có năng khiếu trong lĩnh vực điện toán, vậy tại sao VN không thể trở thành một cường quốc trong lĩnh vực này?” - câu hỏi đó luôn thôi thúc ông.
Mong muốn của ông là được góp phần xây dựng một mô hình Silicon Valley tại VN, nhưng trong ý tưởng của ông, “địa đàng” công nghệ thông tin của VN phải mang dáng dấp thuần Việt, không phải là những tòa nhà chọc trời mà là những ngôi nhà nhỏ lẩn khuất trong vườn hoa, cây cỏ, nơi các “hiệp sĩ” công nghệ thông tin có thể thỏa sức sáng tạo. Và phần mềm CellMeeting của ông sẽ là điểm khởiđầu tại “địađàng” này.
“Để đi đến cuối con đường, phải bước những bước đầu tiên”, ông tâm sự. Và bước đầu tiên của ông là về VN mở lớp đào tạo công nghệ thông tin cho 30 sinh viên khoa công nghệ thông tin Đại học Bách khoa Đà Nẵng trong vòng một tháng. Với lớp học này, ông giúp các kỹ sư công nghệ thông tin tương lai học hỏi kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng sáng tạo và giới thiệu công nghệ điện thoại smart phone. “Đây sẽ là nguồn nhân lực giúp tôi biến ý tưởng thành hiện thực” - ông nói.
“Nếu có thể, chúng tôi sẽ liên kết với các công ty sản xuất phần cứng ĐTDĐ lớn trên thế giới để cho ra mắt chiếc smart phone sản xuất tại VN trong vài ba năm nữa. Người Việt sẽ làm chủ công nghệ smart phone trên thế giới” - phải chăng ước vọng đó của ông không quá xa vời nếu có được những sự quan tâm cần thiết?
KỲ ANH
TTO
Windows cho điện thoại di động
Nguyễn Công Khanh có vẻ ngoài giống một doanh nhân hơn là một kỹ sư điện toán với những phát minh giá trị. Năm 1977 khi còn định cư tại Pháp, thời điểm máy tính cá nhân vẫn còn sử dụng đĩa mềm cho các ứng dụng thì ông đã sáng chế một ổ đọc dữ liệu dạng như ổ cứng ngày nay.
Ổ đọc dữ liệu của ông được lắp đặt cho những chiếc máy tính cá nhân đầu tiên do ông Trương Trọng Thi, người VN đầu tiên chế tạo thành công máy vi tính trước cả Hãng Apple (Mỹ) và bán khắp thế giới.
Sau khi sang định cư tại Mỹ, trước sự phát triển như vũ bão của thị trường ĐTDĐ, ông cùng các đồng sự bắt tay vào viết một phần mềm dành cho loại máy này. Ông gọi nó là hệ điều hành của ĐTDĐ với tên gọi CellMeeting. “Theo tính toán của các đại gia sản xuất ĐTDĐ trên thế giới như Nokia, Motorola, Sony Ericsson, chỉ trong vòng ba năm nữa, máy ĐTDĐ thông minh (smart phone) sẽ gần như thay thế các thế hệ ĐTDĐ ngày nay với ít nhất 1 tỉ người sử dụng. Và phần mềm của tôi sẽ là hệ điều hành chính cho thế hệ smart phone này” - ông Khanh khẳng định.
Giống như trong một ngôi nhà, bạn vừa có thể tiếp khách ở phòng này, vừa chuyển sang làm việc ở phòng bên cạnh lại vừa trao đổi chuyện gia đình ở một phòng khác. Tất cả đều có thể thực hiện cùng lúc trên chiếc smart phone mà không hề ảnh hưởng đến nhau. Việc trao đổi (chat), truyền âm thanh hay hình ảnh (voice and images) chỉ là chuyện quá bình thường, hơn thế nữa chiếc smart phone còn có thể giúp bạn tổ chức họp (meeting), làm việc từ xa, mở cửa hàng riêng để mua bán trao đổi.
Để dễ hiểu, ông Khanh lấy ví dụ: tôi muốn bán ngôi nhà của mình tại Mỹ, tôi đưa nó vào showroom của mình trên điện thoại. Một người ở châu Âu muốn mua, họ sẽ vào showroom của tôi và đề nghị cho biết hình thức ngôi nhà. Tôi có thể sử dụng camera tích hợp trên máy để quay trực tiếp ngôi nhà và chuyển tải hình ảnh đó đến điện thoại của người mua trong khi vẫn tiếp tục trao đổi về phương thức mua bán. Việc này sẽ hoàn toàn khác biệt với việc mua bán qua mạng hiện nay khi người mua có thể xem trực tiếp sản phẩm mình lựa chọn mà không cần thông qua nhà trung gian nào.
Và ước vọng về “địa đàng” công nghệ thông tin VN
Sau hơn 40 năm lưu lạc nơi đất khách, ở cái tuổi “quay đầu về núi”, ông Khanh muốn mang những gì mình có về đóng góp cho quê cha đất tổ. Bắt gặp hoài bão của một nhóm những người trẻ tại Đà Nẵng, lần này ông quyết định trở về với ước mơ về một Silicon Valley của VN. “Người Việt mình rất có năng khiếu trong lĩnh vực điện toán, vậy tại sao VN không thể trở thành một cường quốc trong lĩnh vực này?” - câu hỏi đó luôn thôi thúc ông.
Mong muốn của ông là được góp phần xây dựng một mô hình Silicon Valley tại VN, nhưng trong ý tưởng của ông, “địa đàng” công nghệ thông tin của VN phải mang dáng dấp thuần Việt, không phải là những tòa nhà chọc trời mà là những ngôi nhà nhỏ lẩn khuất trong vườn hoa, cây cỏ, nơi các “hiệp sĩ” công nghệ thông tin có thể thỏa sức sáng tạo. Và phần mềm CellMeeting của ông sẽ là điểm khởiđầu tại “địađàng” này.
“Để đi đến cuối con đường, phải bước những bước đầu tiên”, ông tâm sự. Và bước đầu tiên của ông là về VN mở lớp đào tạo công nghệ thông tin cho 30 sinh viên khoa công nghệ thông tin Đại học Bách khoa Đà Nẵng trong vòng một tháng. Với lớp học này, ông giúp các kỹ sư công nghệ thông tin tương lai học hỏi kỹ năng làm việc tập thể, kỹ năng sáng tạo và giới thiệu công nghệ điện thoại smart phone. “Đây sẽ là nguồn nhân lực giúp tôi biến ý tưởng thành hiện thực” - ông nói.
“Nếu có thể, chúng tôi sẽ liên kết với các công ty sản xuất phần cứng ĐTDĐ lớn trên thế giới để cho ra mắt chiếc smart phone sản xuất tại VN trong vài ba năm nữa. Người Việt sẽ làm chủ công nghệ smart phone trên thế giới” - phải chăng ước vọng đó của ông không quá xa vời nếu có được những sự quan tâm cần thiết?
KỲ ANH
TTO