phulyfap
22-06-2012, 02:28 PM
ĐỌC SÁCH TRÊN MOBILE – THỊ TRƯỜNG CÒN BỎ NGỎ
Ra đời đầu năm 2002 từ xứ sở hoa anh đào, đọc sách trên điện thoại di động (DTDĐ) nhanh chóng trở nên phổ biến và tạo ra sức hút vô cùng lớn với giới trẻ nước này. Chưa đầy một năm, dịch vụ này đã nhanh chóng lan tới những quốc gia châu Á lân cận như Hàn Quốc, Trung Quốc,…. Thế nhưng ở Việt Nam, thị trường tiềm năng này vẫn là trận địa còn bỏ trống.
Thị trường Việt Nam - cung chưa đủ cầu
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã làm thay đổi đáng kể thói quen và sinh hoạt của con người, trong đó có văn hóa đọc. Ngày càng có nhiều độc giả thay vì đọc sách giấy truyền thống đã chuyển qua các loại sách điện tử được phổ biến rộng rãi trên mạng hiện nay.
Vài năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng điện thoại di động đang tăng với tốc độ chóng mặt. Thị trường viễn thông đang xuất hiện ngày càng nhiều các nhà cung cấp dịch vụ mới với giá cước liên tục giảm và các chiêu thức khuyến mại hấp dẫn. Hệ quả của sự phát triển này là việc bùng nổ các dịch vụ SMS "đi kèm" như nhắn tin tải nhạc, tải game, tra cứu điểm thi đại học,…. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa hề có một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nào thực sự chú trọng và quan tâm đến việc tạo ra một dịch vụ cho phép người sử dụng chỉ cần nhắn tin là có thể tải được truyện, sách về máy điện thoại.
Qua khảo sát tại trường Đại học KHXH và Nhân văn cùng một số trường đại học lớn của Hà Nội cho thấy nhu cầu đọc sách trên điện thoại di động của giới trẻ ngày càng lớn. Lê Thị Thủy - K51 Lớp chất lượng cao Khoa học Quản lý - trường ĐH KHXH và NV Hà Nội cho biết:
“Tuy internet hiện nay phổ biến, nhưng không phải lúc nào cũng có thể đọc e-book được. Còn muốn đọc sách trên điện thoại cũng chẳng dễ dàng gì. Hiện vẫn chưa có một dịch vụ SMS nhắn tin đọc sách hoặc truyện để sinh viên thêm có cơ hội tiếp cận với sách báo, phục vụ cho việc học và giải trí".
Suy nghĩ trên hoàn toàn có cơ sở khi nhìn vào thực trạng thị trường đọc sách trên mobile ở Việt Nam còn quá nghèo nàn so với các nước trong khu vực. Không chỉ có các bạn trẻ mới có những mong muốn như vậy, mà đây là mong muốn của đa số những người sử dụng ĐTDĐ hiện nay.
Đi tìm nguyên nhân
Từ trước đến nay việc đọc văn bản nói chung và truyện, sách nói riêng trên ĐTDĐ vẫn được tiến hành theo cách thức copy trực tiếp các file đó vào máy qua cổng USB, hoặc cổng hồng ngoại, Bluetooth. Tuy nhiên để có thể đọc được các file này đòi hỏi điện thoại phải có hệ điều hành hoặc có cài đặt các phần mềm hỗ trợ như: word, pdf, repligo,… Chưa kể, muốn đọc văn bản tiếng Việt cần phải hỗ trợ font unicode và còn rất nhiều yếu tố khác gây trở ngại không nhỏ cho việc đọc sách trên ĐTDĐ.
Một nguyên nhân khác nữa khiến cho việc đọc sách trên mobile còn chưa phổ biến tại VN đó là thư viện sách dành cho mobile còn quá ít, nội dung sơ sài chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người đọc. Chưa có một nhà mạng nào tính đến việc bắt tay với các nhà xuất bản để cung cấp “vitamin” cho thư viện truyện mobile lâu nay vẫn còn yếu. Trên thực tế, các nhà cung cấp nội dung cũng chưa dành sự quan tâm đáng kể đối với thị phần này.
Giải pháp mới
Trao đổi về thực tế này, bà Trần Ngọc Dung, phụ trách sản phẩm thuộc Trung tâm Viettel Media cho biết: “Chỉ cần điện thoại có kết nối GPRS là bạn hoàn toàn có thể đọc được sách trên ĐTDĐ, các vấn đề còn lại hãy để chúng tôi giúp bạn. I-book là một dịch vụ mới đã được chúng tôi nghiên cứu và phát triển thành công một định dạng sách truyện dựa trên nền Java Midp 1.0 và 2.0. Qua đó các file sách truyện chỉ còn là file java hỗ trợ midp với sức chứa vô cùng ấn tượng 100 trang chỉ 150Kb – rất thích hợp với GPRS hiện nay ở Việt Nam. Với thư viện truyện đa dạng, phong phú, và đã được qua kiểm duyệt, chúng tôi hy vọng sẽ mang tới luồng gió mới cho thị trường đọc sách trên mobile vốn lâu nay còn khô khan tại VN".
Hiện tại, hạn chế lớn nhất của dịch vụ này nằm ở kích thước màn hình điện thoại quá bé, phần nào ảnh hưởng đến tốc độ và thói quen của người sử dụng. Tuy nhiên, với những lợi thế làm giảm thiểu tối đa các bất tiện về kỹ thuật, I-book đã bổ sung cho người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, thêm một lựa chọn mới trong văn hóa đọc.
Bà Dung còn cho biết thêm: “trong thời gian sắp tới khi mạng 3G được triển khai, chúng tôi sẽ xây dựng thêm tính năng mới cho I-book, qua đó cho phép người dùng có thể nghe truyện trực tuyến thay vì phải đọc như hiện nay”.
Để tìm hiểu thêm về ibook soạn IB gửi 8062
Ra đời đầu năm 2002 từ xứ sở hoa anh đào, đọc sách trên điện thoại di động (DTDĐ) nhanh chóng trở nên phổ biến và tạo ra sức hút vô cùng lớn với giới trẻ nước này. Chưa đầy một năm, dịch vụ này đã nhanh chóng lan tới những quốc gia châu Á lân cận như Hàn Quốc, Trung Quốc,…. Thế nhưng ở Việt Nam, thị trường tiềm năng này vẫn là trận địa còn bỏ trống.
Thị trường Việt Nam - cung chưa đủ cầu
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã làm thay đổi đáng kể thói quen và sinh hoạt của con người, trong đó có văn hóa đọc. Ngày càng có nhiều độc giả thay vì đọc sách giấy truyền thống đã chuyển qua các loại sách điện tử được phổ biến rộng rãi trên mạng hiện nay.
Vài năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng điện thoại di động đang tăng với tốc độ chóng mặt. Thị trường viễn thông đang xuất hiện ngày càng nhiều các nhà cung cấp dịch vụ mới với giá cước liên tục giảm và các chiêu thức khuyến mại hấp dẫn. Hệ quả của sự phát triển này là việc bùng nổ các dịch vụ SMS "đi kèm" như nhắn tin tải nhạc, tải game, tra cứu điểm thi đại học,…. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa hề có một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nào thực sự chú trọng và quan tâm đến việc tạo ra một dịch vụ cho phép người sử dụng chỉ cần nhắn tin là có thể tải được truyện, sách về máy điện thoại.
Qua khảo sát tại trường Đại học KHXH và Nhân văn cùng một số trường đại học lớn của Hà Nội cho thấy nhu cầu đọc sách trên điện thoại di động của giới trẻ ngày càng lớn. Lê Thị Thủy - K51 Lớp chất lượng cao Khoa học Quản lý - trường ĐH KHXH và NV Hà Nội cho biết:
“Tuy internet hiện nay phổ biến, nhưng không phải lúc nào cũng có thể đọc e-book được. Còn muốn đọc sách trên điện thoại cũng chẳng dễ dàng gì. Hiện vẫn chưa có một dịch vụ SMS nhắn tin đọc sách hoặc truyện để sinh viên thêm có cơ hội tiếp cận với sách báo, phục vụ cho việc học và giải trí".
Suy nghĩ trên hoàn toàn có cơ sở khi nhìn vào thực trạng thị trường đọc sách trên mobile ở Việt Nam còn quá nghèo nàn so với các nước trong khu vực. Không chỉ có các bạn trẻ mới có những mong muốn như vậy, mà đây là mong muốn của đa số những người sử dụng ĐTDĐ hiện nay.
Đi tìm nguyên nhân
Từ trước đến nay việc đọc văn bản nói chung và truyện, sách nói riêng trên ĐTDĐ vẫn được tiến hành theo cách thức copy trực tiếp các file đó vào máy qua cổng USB, hoặc cổng hồng ngoại, Bluetooth. Tuy nhiên để có thể đọc được các file này đòi hỏi điện thoại phải có hệ điều hành hoặc có cài đặt các phần mềm hỗ trợ như: word, pdf, repligo,… Chưa kể, muốn đọc văn bản tiếng Việt cần phải hỗ trợ font unicode và còn rất nhiều yếu tố khác gây trở ngại không nhỏ cho việc đọc sách trên ĐTDĐ.
Một nguyên nhân khác nữa khiến cho việc đọc sách trên mobile còn chưa phổ biến tại VN đó là thư viện sách dành cho mobile còn quá ít, nội dung sơ sài chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người đọc. Chưa có một nhà mạng nào tính đến việc bắt tay với các nhà xuất bản để cung cấp “vitamin” cho thư viện truyện mobile lâu nay vẫn còn yếu. Trên thực tế, các nhà cung cấp nội dung cũng chưa dành sự quan tâm đáng kể đối với thị phần này.
Giải pháp mới
Trao đổi về thực tế này, bà Trần Ngọc Dung, phụ trách sản phẩm thuộc Trung tâm Viettel Media cho biết: “Chỉ cần điện thoại có kết nối GPRS là bạn hoàn toàn có thể đọc được sách trên ĐTDĐ, các vấn đề còn lại hãy để chúng tôi giúp bạn. I-book là một dịch vụ mới đã được chúng tôi nghiên cứu và phát triển thành công một định dạng sách truyện dựa trên nền Java Midp 1.0 và 2.0. Qua đó các file sách truyện chỉ còn là file java hỗ trợ midp với sức chứa vô cùng ấn tượng 100 trang chỉ 150Kb – rất thích hợp với GPRS hiện nay ở Việt Nam. Với thư viện truyện đa dạng, phong phú, và đã được qua kiểm duyệt, chúng tôi hy vọng sẽ mang tới luồng gió mới cho thị trường đọc sách trên mobile vốn lâu nay còn khô khan tại VN".
Hiện tại, hạn chế lớn nhất của dịch vụ này nằm ở kích thước màn hình điện thoại quá bé, phần nào ảnh hưởng đến tốc độ và thói quen của người sử dụng. Tuy nhiên, với những lợi thế làm giảm thiểu tối đa các bất tiện về kỹ thuật, I-book đã bổ sung cho người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, thêm một lựa chọn mới trong văn hóa đọc.
Bà Dung còn cho biết thêm: “trong thời gian sắp tới khi mạng 3G được triển khai, chúng tôi sẽ xây dựng thêm tính năng mới cho I-book, qua đó cho phép người dùng có thể nghe truyện trực tuyến thay vì phải đọc như hiện nay”.
Để tìm hiểu thêm về ibook soạn IB gửi 8062