PDA

View Full Version : NTT Docomo đang làm gì ở Việt Nam?


hagiangcovt
22-04-2013, 02:35 PM
Hội trợ triển lãm viễn thông và di động Việt Nam vừa qua với sự góp mặt của nhiều hãng viễn thông lớn trong đó có NTT Docomo.Họ giới thiệu điện thoại chống nước của mình với 1 chiếc điện thoại được nhúng trong bể nước cùng với những tính năng tuyệt vời như I-Mode..vv
Đây chỉ là thông tin ma mình lượm được và theo mình bít thì Docomo đã có mặt tại Việt Nam...Vậy thì họ đang làm gì ở đây? và liệu có tương lai cho những kon điện thoại của Docomo được xách tay về VN mà lâu nay chúng ta chỉ dùng làm đồ chơi??????????
Anh em nào có thông tin gì thì chia sẻ nhé........=D> =D> =D>

raytuner0717
22-04-2013, 02:35 PM
Có hơn 20 tập đoàn quốc tế sẽ tham gia hội thảo trong 2 ngày dành cho việc trao đổi cấp cao thông tin và kinh nghiệm, trong khuôn khổ chủ đề chính “Các cơ hội kinh doanh trong ngành di động và vô tuyến sau khi gia nhập WTO” và “CNTT-TT: Phát triển – Hội tụ”. Các đại biểu của bộ TTTT và VNPT sẽ giới thiệu tổng quát về thị trường CNTT-TT Việt Nam, các chủ đề bao gồm “Sự phát triển của truyền thông di động - vô tuyến tại Việt Nam”, “Các cơ hội về dịch vụ di động” và “Sự phát triển ngành CNTT-TT Việt Nam: hôm nay và mai sau”. Hội thảo sẽ thảo luận các chủ đề nóng như hội tụ vô tuyến, băng thông rộng trong tương lai, Internet Tivi (IPTV), chuyển đổi từ 2G sang 3G, mạng IP, mạng NGN, WiMAX, giải pháp mạng và ứng dụng CNTT do các doanh nghiệp nổi tiếng như Alcatel-Lucent, Blue Coat, Cisco. Comtech, Datang, Motorola, Nokia Siemens Network, NTT DoCoMo, Orange (France Telecom), PCCW Global, Quanlcomm, UTStarcom, Viettel, ZTE... trình bày.

anhthaiscg
22-04-2013, 02:35 PM
Với tổng diện tích trưng bày lên tới 6.000m2, Vietnam Comm 07 sẽ quy tụ trên 170 đơn vị tham gia triển lãm đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Úc, Trung Quốc, Pháp, Hồng Kông, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Anh, Mỹ, Việt Nam… Các “nhà tài trợ kim cương” gồm Cisco, SK Telecom và Viettel; “Nhà tài trợ tiệc” Orange (France Telecom); “Nhà tài trợ vàng”: NTT DoCoMo, UTStarcom và ZTE. Các nhà tài trợ khác bao gồm Qualcomm, Alcatel-Lucent, PCCW Global, Nokia Siemens Networks, tập đoàn Công Nghệ MK và 3C… Tham gia sự kiện có các doanh nghiệp nước ngoài như Bharti, CBoss, Korea Telecom, Extel, Fargo, SIAE, Function ATI, Sun & Sea…; các nhà cung cấp dịch vụ chính của Việt Nam như EVN, GPC Vinaphone, SPT, Viettel, VMS MobiFone và VNPT…
Nhiều sản phẩm và công nghệ cao, bao gồm 3G, băng thông rộng, truyền thông vô tuyến và di động, hệ thống doanh nghiệp, các giải pháp cơ sở hạ tầng, công nghệ mạng & IP, mạng thế hệ mới NGN, vệ tinh, an ninh, VoIP, Wi-Fi và WiMAX… sẽ được giới thiệu. Một số đơn vị còn làm nổi bật các sản phẩm của họ như hệ thống DVB-H, truyền thông vệ tinh, bộ định tuyến, bộ chuyển mạch, các thiết bị celltrek và băng thông rộng, những sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam...

duythangco
22-04-2013, 02:35 PM
Vài thông tin về NTT Docomo

Khách hàng
DoCoMo có 49,8 triệu khách hàng điện thoại di động, trong đó hơn 15,8 triệu thuê bao FOMA và 45 triệu người dùng i-mode (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=I-mode&action=edit). Hãng dẫn đầu thị phần ở Nhật với tỷ lệ 56,0%, và giảm nhẹ trong những năm gần đây;
[/URL]
i-Mode

DoCoMo là nhà điều hành điện thoại di động đầu tiên trên thế giới thành công trong việc giới thiệu dịch vụ dữ liệu di động vào thương mại cho đối tượng khách hàng rộng. i-Mode được khởi xướng vào tháng 2 (http://www.gsm.com.vn/forum/main/) năm 1999 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1999) và sự hưởng ứng của khách hàng vượt quá mong đợi, trong khi kế hoạch giới thiệu dịch vụ dữ liệu di động dùng WAP vào cùng lúc đó không tìm được khách hàng ủng hộ. Trong một thời gian ngắn DoCoMo đã thu hút gần tất cả 40 triệu thuê bao trở thành người dùng i-Mode, tức trả thêm một khoản tiền hàng tháng cho i-Mode, và hầu hết họ cũng trả tiền cho nhiều loại hình đi kèm như dữ liệu, nhạc, trò chơi và thông tin.
Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi i-Mode xuất hiện, các đối thủ của DoCoMo cũng đã giới thiệu các dịch vụ dữ liệu tương tự rất giống với mô hình của i-Mode.
Sau vài năm, i-Mode và các dịch vụ dữ liệu tương đương của các đối thủ của DoCoMo trở thành một phần thiết yếu trong hạ tầng cấu trúc thương mại và xã hội Nhật.

FOMA

DoCoMo là nhà điều hành điện thoại di động đầu tiên trên thế giới ứng dụng truyền thông di động 3G vào thương mại. Dịch vụ 3G của DoCoMo được tiếp thị dưới tên FOMA (http://www.gsm.com.vn/forum/main/). Hiện tại (2005) FOMA dùng công nghệ wCDMA (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=WCDMA&action=edit) với tốc độ dữ liệu 384 kbit/s. Vì DoCoMo là nơi đầu tiên ứng dụng công nghệ mạng 3G, DoCoMo dùng kỹ thuật khác với các tiêu chuẩn UMTS châu Âu, lúc đó chưa chín mùi cho ứng dụng của DoCoMo. Gần đây DoCoMo đang tiến hành sửa đổi FOMA để tương thích hoàn toàn với các tiêu chuẩnUMTS.

HSDPA

DoCoMo đang làm việc để nâng cấp tốc độ dữ liệu lên đến 10 Mbit/s dùng HSDPA (http://www.gsm.com.vn/forum/main/).

Quyền sở hữu

Cổ phiếu của NTT DoCoMo được bán công cộng tại một số sàn giao dịch chứng khoán, với cổ đông chính (trên 60%) là nhà điều hành điện thoại NTT (http://www.gsm.com.vn/forum/main/) của Nhật. NTT cũng là tập đoàn công cộng và người giữ phần lớn cổ phiếu là chính phủ Nhật Bản.

Nghiên cứu và phát triển

Trong khi hầu hết các nhà điều hành điện thoại di động trên thế giới không tiến hành việc nghiên cứu và phát triển (R&D) nào đáng kể và dựa vào các nhà cung ứng thiết bị cho việc phát triểu và ứng dụng thiết bị viễn thông mới, NTT DoCoMo tiếp tục truyền thống nghiên cứu và phát triển rất tốn kém của NTT. Chính các đầu tư nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ đã cho phép DoCoMo giới thiệu dịch vụ dữ liệu i-Mode và viễn thông 3G sớm hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Đầu tư của DoCoMo ra ngoài Nhật Bản

DoCoMo có phạm vi đầu tư rộng rãi ở nước ngoài. Tuy nhiên hãng đã không thành công trong việc đầu tư vào các nhà điều hành viễn thông nước ngoài. DoCoMo đã đầu tư nhiều tỉ đôla vào [U]KPN (http://www.gsm.com.vn/forum/main/), Hutchison (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hutchison&action=edit), AT&T Wireless (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=AT&T_Wireless&action=edit) và cuối cùng phải huỷ bỏ hoặc bán lại cho các nhà điều hành khác. Hậu quả là DoCoMo thiệt hại khoảng 10 tỷ đôla Mỹ, trong khi cùng lúc các hoạt động tại Nhật Bản của hãng lại ăn nên làm ra.

ctyxdcaosu
22-04-2013, 02:35 PM
oài ! hi vọng 1 ngày nào đó DOCOMO sẽ xây dựng & sản xuất máy ở VN ^!^