PDA

View Full Version : Các thuật ngữ thông dụng trong sơ đồ MOBILE


vthaichau
09-06-2012, 08:49 AM
Các thuật ngữ thông dụng trong sơ đồ MOBILE
Bài này Cung cấp một số từ viết tắt thường gặp trên sơ đồ Mobile và thông dịch một số từ hay dùng trong chuyên ngành sửa chữa điện thoại động bao gồm cả 2 lĩnh vực phần cứng và phần mềm .
Do bài viết rất dài ( 12 trang) nên dưới phần nội dung chỉ trích một phần ngắn của bài này.
Muốn xem đầy đủ các bạn phải download file *pdf để xem trên máy tính.
các bạn dowwload ở file đính kèm
ICHG- Indicator Charge : Chỉ thị tình trạng mức xạc.
IHF- In High Frequency: Bộ dữ liệu vào liên quan tới cao tần.
IF-Intermediate Frequency: Tần số trung bình ( trung tần ).
I_FBUS: Tín hiệu vào từ tuyến F( tuyến có tốc độ cao).
I_MBUS: Tín hiệu vào từ tuyến M( tuyến được bắt đầu từ một bộ nhớ nào đó).
IMEI- International Mobile station Equipment Identity: “Thẻ” đăng ký mã số nhận dạng thuê bao di đông toàn cầu. Nếu thiết bị nào có gắn mã số này và dĩ nhiên là mã của nó phù hợp với bộ đăng ký thiết bị, gọi là EIR (Equipment Indentity Register), thì nó sẽ được nhận dạng là thiết bị liên lạc di động. Với các dòng NOKIA, nếu số IMEI được lưu trong FLASH thì bạn có thể thay đổi được từ ít nhất 1 lần. Với các dòng máy DCT4, IMEI được UEM ghi số thông qua file có định dạng đuôi *.RPL để ghi lại khi thay IC nguồn mới. Và người ta gọi đây là đồng bộ UEM-Flash. IMEI có 15 chữ số hợp thành, ví dụ:
AA BBBB CC DDDDDD-E, trong đó:
AA: Là mã xác định tổ chức cấp phép số IMEI.Ví dụ tổ chức PTCRB của Mỹ hoặc BABT của Anh chẳng hạn.
BBBB: Là mã xác định chủng loại máy. Ví dụ như 8210, 7610, N91…
CC: Là mã số xác định lãnh thổ lắp ráp giai đoạn hoàn thiện của máy. Ví dụ: 80;81 là Trung Quốc ( China), 19,40,41,44 là Anh quốc (England);07;08;20 là Đức( Germany), 06 là Pháp( France) ,10;70;91 là Phần Lan (Findland), 30 là Hàn quốc( Korea)
DDDDDD: Số thứ tự của máy.
E: Là số dự phòng, được tính bằng một thuật toán riêng để kiểm tra số IM có hợp lệ hay không.
Mô hình cấu trúc :
http://i134.photobucket.com/albums/q84/550001/untitled-4.jpg
TAC- Type Approval Code: Mã giám sát bởi trung tâm kiểm soát thiết bị quốc tế.
FAC- Final Assembly Code: Mã chốt cho dòng máy được giám sát.
SNR- Serial Number: Số thứ tự của máy.
SP - Spare: Dự phòng .
I_MMCIF: Tín hiệu vào từ một thẻ nhớ (kể cả SIM) liên quan đến trung tần.
IMSI- International Mobile Subscriber Identity: Là chuỗi số quy ước để nhận dạng thiết bị di động, mà quan trọng nhất là chuỗi số bảo an và mã di động quốc gia. Toàn bộ nội dung này được ghi trong SIM.
http://i134.photobucket.com/albums/q84/550001/simokbf8.png
MCC- Mobile Countity Code: Mã quy ước quốc tế cấp cho mạng di động quốc gia gồm 3 số , ví dụ ở Việt Nam là 452.
MNC-Mobile Network Code: Mã mạng di động dành cho 1 quốc gia , ví dụ ở Việt Nam là 09x.
MSIN- Mobile Subscriber Identification Number: Số thuê bao di động, ví dụ : 1234568.
NMSI- National Mobile Subscriber Identification: Số điện thoại đầy đủ của mỗi quốc gia được tạo thành từ MNC và MSIN gộp lại, ví dụ :09x 1234568.
INT: Đường này dẫn vào khối chính.
Interleave: Lồng chéo, xen chéo, đan chéo.
J- Jac: Điểm nối, chỗ nối.
Jumper: Cầu nối. đầu nối.
KCB-LEDADJ: Chỉnh mức sáng tối đèn bàn phím.
Key: Phím ấn.
Keybroad: Bàn phím.
LCD-LEDADJ: Chỉnh mức sáng tối cho màn hình.
LCD-LEDCNT: Điều khiển bật tắt ánh sáng màn hình.

dothuvan
09-06-2012, 08:49 AM
cảm ơn bác rất nhiều mong bác post thêm nữa nhé .

dothuvan
09-06-2012, 08:49 AM
Cái bạn up lên chỉ là "muối bỏ bể" thôi! bây gời mình sẻ up các thuật ngữ tiếp theo. Khi nào rảnh sẻ up hết lên cho các ác xài!
Bác nào thấy hay nhấn Thanks giúp giùm em! :))
******************
• IMEI : International Mobile Equipment Identity
(Mã số nhận dạng tiêu chuẩn Quốc tế)
• Cách xem số IMEI : *#06#
• SIM : Subriber Identijication Module.
( Nhận dạng hòa mạng )
• Hiện nay có 3 băng tần 900 MHZ, 1800 MHZ,1900 MHZ dành cho mạng GSM (2 và 2,5G). Trong đó băng tần 900MHZ được sử dụng phổ biết ở VN.
• Các mạng GSM ở VN: Vinaphone, Mobiphone, Viettel.
• Mã Pin : Perasonal Identijication Number.
(Mã số nhận dạng cá nhân) mục đích là bảo vệ sim
1234 or 1111. Nếu nhập quá nhiều®Mã Pin mặc định : Liên hệ Tổng lần thì sẽ chuyển qua mã PUK đài.
• Mã PUK : Pin unlooking KKK (Mã khóa nhận dạng cá nhân).
Mã PUK gồm 8 số.
Chú ý: Mã Pin thì thay đổi được còn mã PUK thì không thay đổi được vì mã. PUK do Tổng đài quản lý.
• CDMA : Thế hệ 3G (Code Division Mutiphe Access).
Các mạng di động sử dụng hệ 3G: S-phone, Hanoitelecom, E-Mobile.
• GSM : Thế hệ 2G : Global Sytem for Mobile Communication (Hệ thống giao tiếp toàn cầu của ĐTDĐ)
• Thế hệ 2G chỉ truyền được âm thanh, không truyền được hình ảnh.
• Thế hệ 3G truyền được âm thanh, truyền được hình ảnh.
• Trong Schematic:
Đường GSM : Thường kí hiệu cho MHZ.übăng tần 900
Đường DCS : Thường kí hiệu cho băng tần 1800, 1900 üMHZ.
• Dualband : Băng tần kép (gồm 900 MHZ và 1800 MHZ)
• Triband : 3 băng tần gồm (gồm 900,1800, 1900 MHZ)
Trong tất cả ĐTDĐ có một số máy sử dụng 2 băng tần 900MHZ và 1800MHZ.Có một số máy dùng được luôn cả 3 băng tần (900MHZ, 1800MHZ, 1900MHZ)


KHÁI QUÁT CÁC LINH KIỆN TRONG SƠ ĐỒ KHỐI NGUỒN


1. IC Nguồn : Có nhiệm vụ cấp nguồn cho các IC khác trên Board mạch
2. CPU : Là con IC xử lý trung tâm
3. Flash : IC bộ nhớ chương trình. Nó cho phép viết dữ liệu từ bên ngoài vào và lấy từ nó ra. Khi mất điện dữ liệu trong nó không mất đi.
Ví dụ : Danh bạ được lưu trong bộ nhớ máy.
4. Ram : Là 1 IC bộ nhớ xử lý tín hiệu trung gian. Nó cho phép viết dữ liệu từ bên ngoài vào và lấy ra. Nhưng nếu mất điện dữ liệu trong nó cũng mất đi.
Ví dụ : những cuộc gọi: nhỡ, gọi đến, gọi đi
5. Rom : IC bộ nhớ chương trình. Nó cho phép lấy dữ liệu từ trong nó ra, không cho phép viết dữ liệu vào.
Ví dụ : Số IMEI
6. IC giao tiếp ngoại vi: Chỉ giao tiếp với các thiết bị bên ngoài
Ví dụ : Chuông, rung, đèn hình, đèn phím
7. Dao động : cấp, dao động cho CPU
linh kiện (IC) phải có§Điều kiện cần để máy bật nguồn: Các điện áp và dao động 13MHz
tốt. Nếu vậy mà§Điều kiện đủ: Là các IC phải còn không có nguồn thì do Flash
Flash thường hỏng do nhiều hợp: hỏng vật lý và hỏng chương trình.
Flash§Hỏng vật lý: là phải thay IC chứa
Hỏng chương tốt)§trình: là chương trình bị lỗi (có thể chạy lại là


CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CƠ BẢN TRONG ĐTDĐ

1. Điện trở: Là một linh kiện có khả năng hạn chế được dòng điện chạy qua nó
Ký hiệu : R ( )
Đơn vị :W
Công dụng : Hạn chế và giảm thế
Ví dụ : Trong điện thoại R có thể làm tăng giảm độ sáng tối của Led
Cách kiểm tra : + Màu đen bóng
+ Muốn xác định chính xác của R phải đối chiều với lược đồ máy

2. Tụ điện (C): Gồm 2 miếng kim loại đạt song song nhau, ở giữa là 1 chất cách điện. Đơn vị đo F (Farad)
Đặc tính: Chỉ cho dòng điện xoay chiều đi qua
Có 2 loại tụ điện:
- Tụ không phân cực: Không phân biệt chiều lắp vào board
- Tụ có phân cực: Phải lắp đúng cực đã được định sẵn
Cách nhận biết: Những con nhỏ li ti màu vàng hoặc màu xám xanh
Công dụng: Tụ dùng để giữ điện hoặc khi có dòng điện chạy qua thì nó sẽ lọc nguồn.
Tụ có thể kiểm tra trên board mạch chạm hay không chạm. Không xác định được giá trị

3. Cuộn dây (L): Đơn vị đo H ( Henry)
Cấu tạo: 1 cuộn dây dẫn quấn quanh lõi
Đặc tính:
- Đối với dòng điện 1 chiều thì cuộn dây không cản điện
- Đối với dòng điện xoay chiều nếu có tần số càng cao thì cuộn dây cản điện càng nhiều
Cách kiểm tra: ). Nếu cuộn dây không đứtàCuộn dây như dây dẫn nên khi dùng VOM kết quả Ohm nhỏ chỉnh thang đo điện trở (W
cuộn dây đứtàNếu kết quả Ohm lớn

4. Chất bán dẫn: 2 loại P và N
Cấu tạo: khi pha vào nguyên chất một ít chất (là chất cách điện hay dẫn điện) thì ta được 2 loại bán dẫn khác nhau:
- Bán dẫn dương (Loại P)
- Bán dẫn âm (Loại N)
Công dụng: Hai loại bán dẫn này dùng để chế tạo linh kiện điện tử và được gọi là linh kiện bán dẫn.

5. DIODE: Gồm 1 miếng bán dẫn loại P tiếp xúc 1 miếng bán dẫn loại N
Ký hiệu:
Công dụng: TảI dòng điện tử (+) sang (-) không cho phép đi ngược lạI
Diode phát quang (Led): Là diode khi có dòng điện chạy qua nó sẽ phát sang.

6. TRANSISTOR: Gồm 3 miếng bán dẫn loại P và N ghép xen kẽ nhau
Ký hiệu Transistor:
Để phân biệt ta chú ý đến mũi tên cực phát (E). Mũi tên chỉ vào là PNP; mũi tên chỉ vào là PNP; mũi tên chỉ ra là NPN
Công dụng:
- Khuyếch đại tín hiệu, làm cho tín hiệu lớn lên
- Khóa đóng mở (xem Schematic 8310)

7. Cách đọc chân IC các loại:
a. Dạng IC “chân rệp”

Căn cứ từ dấu chấm đọc ngược chiều kim đồng hồ
b. Dạng IC “chân gián”

8. Đồng hồ đo (VOM)
a. Thường đo ohm (W)
X1: giá trị nhỏ nhất (X1àX10k)
Giá trị qui đổi
1000W = 1kW
1000kW = 1mW
Giá trị cần đo R = giá trị đo được X giá trị thay đổi
Để X1 (VOM) lên 10W= 10 W
Để X10 (VOM) lên 10W = 10 x 10 = 10k W
Để X100(VOM) lên 10W= 10 x 100 = 1000kW
Chú ý:
- Khi đo để bất ký ở thang đo X1, X10, X100 ta đều chỉnh về 0
- Khi đo giá trị của linh kiện ta nên tính trong khoảng từ 2 đóà 30W(vì là thang đo được chia đều và dễ tính giá trị)

b. Thang đo thông mạch:
Có 2 cách đo:
- để thang đo tại Buzz đồng hồ phát ra tiếng kêu là tốt
- để thang đo tại X1 khi đo kim đồng gồ sẽ lên bằng vị trí lúc chập 2 que đo với nhau là chính xác nhất.

c. Thang đo DCV
Đối với ĐTDĐ thang đo V: thường là chỉnh thang đo về 10V
Dùng để đo áp của điện thoại, kích hoạt pin, đo pin…
d. Thang đo ACV: Dùng để đo điện xoay chiều

9. Bộ nguồn cấp:
Dùng để test (kiểm tra) nguồn, test sóng, kích pin,…

Tạm thời chừng này đã...

ctydongnama
09-06-2012, 08:49 AM
http://www.ideewomen.com/index.jpghttp://www.ideejewelry.com (http://www.ideejewelry.com/)

nhungnguyen122
09-06-2012, 08:49 AM
con nua ko bac?pos het len di em ae dang can,rat co ich.cam on bac nhieu nhe

vimexco
09-06-2012, 08:49 AM
bai viet hay va rat huu ich do.ca on bac nhieu

antrung_nguyen
09-06-2012, 08:49 AM
cam on bac nhieu bai viet rat hay phai con nhieu nua thi hay biet may

nhatlinhltd
09-06-2012, 08:49 AM
Thank bác rất nhiều. Em đang muốn theo hoc sửa chữa nhưng ko tài liệu gi cả mà thời gian thì không có vì em đang đang học ĐH ( không liên quan gì đến điện tử). Bác cho em xin tài liệu với ạ. mail của em là: Kuly84@yahoo. com. Mong được bác và các anh em giúp đỡ.