PDA

View Full Version : U xơ tử cung


bich_pham
11-06-2012, 11:25 AM
Cứ khoảng 4 - 5 phụ nữ trong độ tuổi trên 35 lại có một người bị u xơ tử cung. Hơn 50% phụ nữ bị u xơ không biểu hiện triệu chứng. Hầu hết các u xơ tử cung được phát hiện tình cờ khi khám bệnh định kỳ hoặc theo dõi trước sinh.


Những dấu hiệu thường gặp nhất của u xơ tử cung:


Chảy máu kinh bất thường - nặng hơn hoặc kéo dài hơn.


Đau bụng hoặc đau lưng vùng thấp.


Giao hợp đau.


Triệu chứng thiếu máu (do mất nhiều máu kinh).


Tiểu khó hoặc tiểu lắt nhắt (do khối u chèn ép lên bàng quang).


Vô sinh hoặc sẩy thai.


Táo bón.


Một người có thể có một hoặc nhiều u xơ cùng lúc trên tử cung. Kích thước có thể thay đổi từ cỡ hạt đậu đến quả bưởi. Trong suốt thời gian phát triển, u xơ gần như vô hại. Có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để làm giảm kích thước hoặc cắt bỏ hoàn toàn khối u. Nếu cắt khối u xơ, tỷ lệ tái phát khoảng 10%. Biện pháp mới là gây tắc động mạch nuôi khối u.


Biến chứng: U xơ tử cung thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể gây khó chịu, hoặc có thể có biến chứng như thiếu máu (do mất nhiều máu hơn khi hành kinh), khó thụ thai và khối u gây bất lợi cho sự làm tổ của trứng. Đôi khi khối u có thể gây cản trở hoặc tắc nghẽn đường sinh, có thể gây khó khăn khi sinh. Tuy nhiên, thường u xơ tử cung mềm lại khi có thai và ít khi gây trở ngại cho thai kỳ.


Nếu khối u xơ không có triệu chứng gì, bạn chỉ cần thăm khám thường xuyên và siêu âm theo dõi kích thước của nó. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ béo phì có nguy cơ bị u xơ cao hơn.


Ung thư cổ tử cungLà loại ung thư đứng hàng thứ nhì mà phụ nữ hay mắc phải. Với những tiến bộ của y khoa, bệnh được chữa khỏi gần 100% nếu được phát hiện sớm. Vì vậy tất cả phụ nữ nên đi thử PAP mỗi năm một lần. Thử PAP là phương pháp thử nghiệm tế bào cổ tử cung và giúp phát hiện ung thư ngay từ lúc bệnh mới phát. Bác sĩ dùng một bàn chải nhỏ quẹt vào cổ tử cung lấy tế bào để thử nghiệm xem có tế bào ung thư hay không. Cách thử nghiệm này rất đơn giản và không đau.


Phụ nữ 18 tuổi trở lên (hoặc nếu đã từng giao hợp) cần phải đi thử PAP và khám phụ khoa mỗi năm một lần.


Những trường hợp làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung:


Giao hợp dưới 16 tuổi.


Giao hợp với nhiều người khác nhau (hoặc tình nhân có nhiều bạn tình).


Bị nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục: bệnh mụn cóc hoặc các bệnh truyền qua đường tình dục.


Có tình nhân bị các bệnh kể trên.


Đã có lần đi thử PAP với kết quả bất thường.


Không đi thử PAP thường xuyên.


Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá của người khác.


Triệu chứng của ung thư cổ tử cung:


Lúc đầu có thể không có dấu hiệu gì cả. Sau đó có thể có những triệu chứng như:


Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp


Kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường.


Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường.


Chảy máu âm đạo ngoài thời kỳ kinh nguyệt.


Phụ nữ đã tắt kinh bị ra máu âm đạo (mặc dù ra máu rất ít).


Đau phần bụng dưới (không liên hệ với kinh nguyệt).


Ra huyết trắng.


Phụ nữ đã bị cắt bỏ hết tử cung, nhất là phụ nữ bị ung thư cũng vẫn phải đi thử PAP thường xuyên.


Đau bụng và đau chậu hông


Nguyên nhân gây đau bụng rất khác nhau, có thể cần giải quyết tức thời hoặc không.


Đau thượng vị.


Đau quanh rốn.


Đau dưới rốn (đau bụng dưới).


Đau ở bên: đau ở phần tư bụng dưới bên phải, đau không rõ rệt phía bên phải, đau các cơ quan đôi (gồm thận, niệu quản, ống dẫn trứng và buồng trứng). Đau toàn bụng. Đối với tất cả phụ nữ đang tuổi sinh đẻ thì khi bị đau bụng phải nghĩ tới chửa vòi trứng và các biến chứng khác của thai nghén.


Thai chết trong tử cung


Thai chết lưu nghĩa là thai bị chết trong tử cung nhưng không bị nhiễm khuẩn, không bị đẩy ra ngoài ngay và bị giữ lại trong tử cung quá 48 giờ. Vì nguyên nhân thai chết lưu rất nhiều nên chỉ có biện pháp dự phòng là đi khám thai sớm và đều đặn, phát hiện và điều trị sớm những nguyên nhân có ảnh hưởng xấu đến thai. Ngoài ra, cần tránh lao động nặng nhọc, không lo âu phiền muộn và phải ăn uống đủ chất.


Với sự phát triển của các phương tiện hiện đại, việc chẩn đoán thai chết lưu ngày nay đã trở nên đơn giản hơn. Phụ nữ có thể giảm nguy cơ tai biến này bằng cách khám thường xuyên và đếm số lần thai máy. Nếu thấy số lần thai máy dưới 10 lần hay cảm thấy thai máy yếu hơn thì nên đi khám để đánh giá sức khỏe của thai.


Sẩy thai rất dễ tái phát


Thường với những trường hợp sẩy thai 1 lần thì nguy cơ sẩy thai lần 2 là khoảng 30% và đến lần mang thai thứ 3, nguy cơ này tăng lên đến 50%. Dấu hiệu dọa sẩy thai đầu tiên là đau bụng, sau đó ra máu âm đạo, thường chỉ với lượng ít, máu đỏ hoặc bầm đen, kéo dài nhiều ngày, có thể kèm cảm giác trằn bụng dưới hoặc đau lưng. Khi thấy các dấu hiệu này, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất. Có một số trường hợp dọa sẩy thai, khi đến bệnh viện chẩn đoán còn thai nhưng vài ngày sau đó thì siêu âm lại cho kết quả là thai đã sẩy.


Các trường hợp này không phải do tắc trách của bệnh viện mà hầu hết là do bất thường về nhiễm sắc thể. Sẩy thai trong những trường hợp này được xem như một cơ chế tự nhiên loại trừ những thai bất thường, không có khả năng sống khi ra đời. Rất nhiều phụ nữ bị sẩy thai nhưng không tìm nguyên nhân để điều trị. Hậu quả là tái sẩy thai nhiều lần.