PDA

View Full Version : Yến sào cung đình tinh hoa của đất trời


phongthoa
11-06-2012, 08:13 PM
Câu chuyện về Yến
Yến sào là tổ của một loài chim yến (salanganes) có tên khoa học là Collocalia Fuciphaga Germania, lông màu đen, thân nhỏ, nặng khoảng 14-16g. Chúng sống thành bầy đàn, làm tổ nuôi con trong các hang động trên các hải đảo không có người sinh sống.

Tờ mờ sáng, chúng bay vào đất liền kiếm mồi, tối mới bay về đảo. Loại chim yến phân bố đều tại các nước Trung Quốc (phía Nam đảo Hải Nam), Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Myanmar.

Các hải đảo ven biển nước ta trước đây đều có chim yến cư trú nhưng do không được bảo vệ, chăm sóc nên chim yến đã bỏ đi. Chim yến nếu được bảo vệ và chăm sóc sẽ tăng đàn rất mạnh. Hiện nay ở một số địa phương vẫn còn những đàn chim yến lớn như Nha Trang, Quy Nhơn, Hội An…

Chim yến tiết nước bọt thành từng sợi tơ gắn vào vách đá dệt thành tổ, có hình dạng như vỏ sò, màu trắng đục. Tùy thuộc vào các chất khoáng đa vi lượng từ các vách đá nơi chim làm tổ hòa tan vào chất dịch tương, tổ yến sẽ có màu sắc khác nhau như màu đỏ (yến huyết), màu hồng (yến hồng), màu trắng sáng (yến quang), màu trắng xám (yến thiên), màu đen (yến địa).

Tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan hay Việt Nam, người ta nuôi chim yến trong nhà. Tổ yến được kết gắn trên tường nhà hoặc bản gỗ, có màu trắng đục. Mùa làm tổ của chim yến vào tháng Giêng, tháng 3 đẻ trứng, nên đến tháng 4 là người ta có thể đi thu tổ, đổ trứng. Chim yến làm tổ lần thứ hai vào tháng 6 và lại đẻ trứng, dưỡng chim non.

Mỗi cặp chim yến cùng làm một tổ, thông thường đẻ hai, ba trứng rồi cùng nhau ấp để 21 ngày sau trứng nở thành chim non. Phải mất 45 ngày nữa chim non mới rời tổ theo đàn với bố mẹ được. Đến cuối tháng 8, sau khi chim non trưởng thành, rời tổ, người ta lại thu lứa tổ thứ hai. Nhờ phương pháp thu hoạch này mà nghề khai thác yến sào của Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang đã tồn tại và phát triển khoảng 600-700 năm nay.

Chim yến ăn côn trùng nhỏ bay trên không, không uống nước sông suối mà uống nước hơi sương. Đã rời tổ là chim bay suốt ngày, chỉ bám đậu vào vách đá nơi nó sinh ra. Chim yến ăn uống ở trong những vùng điều kiện thật tinh khiết nên chất dịch tương (nước bọt) mà chúng tiết ra dệt nên tổ yến là kết tinh của “tinh hoa trời đất”, được hòa tan cùng các chất khoáng đa vi lượng ở vách đá nơi chim làm tổ bổ dưỡng vô cùng.

Yến sào có tác dụng hỗ trợ các cơ quan hô hấp,hỗ trợ điều trị các bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể ...

Yến sào - tổ của loài chim yến, là nguồn tài nguyên quí hiếm, là loại thực phẩm cao cấp có nhiều chất bổ dưỡng, từng được dùng trong bữa yến tiệc của vua chúa thời phong kiến. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại, cơ thể dễ hấp thụ. Phần protein có chứa nhiều acid amin không thay thế, mà cơ thể không tổng hợp được.

- Yến sào nguyên chất đã tinh chế sạch

Yến sào được biết đến nhiều nhất với các tác dụng:

- hỗ trợ Làm đẹp da, kích thích phát triển và trẻ hoá tế bào

- Bổ phổi, tốt cho người mắc bệnh về phổi và phế quản

- Hạn chế sự phát triển của các khối u

- Tăng hồng cầu và huyết sắc tố

Ngoài ra yến sào còn có rất nhiều tác dụng ưu việt khác đang được các nhà khoa học chứng minh....

CÁC MÓN ĂN BỔ DƯỠNG ĐƯỢC LÀM TỪ YẾN SÀO
Yến sào (còn được gọi là tổ yến, hải yến, yến thái, quan yến) là tổ của loài chim yến biển.http://yensaocungdinh.com/yensao/vi/yen-sao/cac-mon-an-yen-sao.html
Có mấy loài yến thuộc họ vũ yến Apodidae cho tổ ăn được: Collocalia linchi Horsfi.; C. innominata Hume.; C. francia merguiensis Hart.; C. francica germaini Oustalet…Các loài chim yến sống ở hải đảo dọc biển, từ Quảng Bình đến Hà Tiên. Thân nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi ngắn, mỏ cong. Lông đuôi và lông cánh có màu đen hay xám, bụng màu trắng. Chim yến to cỡ trên dưới 10g. Yến bay rất khoẻ, thường kiếm ăn trên mặt nước. Chim yến làm tổ trên các vách đá cheo leo hiểm trở và làm tổ bằng nước miếng của chúng.http://yensaocungdinh.com/yensao/vi/yen-sao/cac-mon-an-yen-sao/94-chao-nep-than-yen-sao.html (http://yensaocungdinh.com/yensao/vi/yen-sao/cac-mon-an-yen-sao/94-chao-nep-than-yen-sao.html)
Theo đông y, tổ yến có vị ngọt, tính bình, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn. Dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, tổ yến còn dùng để tiềm với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu. Liều dùng 6 – 12g/ngày. Để làm thuốc hoặc làm món ăn, người ta ngâm tổ yến vào nước ấm trong hai giờ cho nở ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim nếu có, rồi rửa sạch, để ráo. Cho yến vào tiềm chung (chưng cách thuỷ) với gà ác, gà giò, bồ câu và gia vị hay các vị thuốc nói trên. Cũng có thể chưng với đường phèn để ăn.http://yensaocungdinh.com/yensao/vi/yen-sao/cac-mon-an-yen-sao/93-du-du-xuyen-boi-yen-sao.html (http://yensaocungdinh.com/yensao/vi/yen-sao/cac-mon-an-yen-sao/93-du-du-xuyen-boi-yen-sao.html)
Theo luận án tiến sĩ dược khoa tại đại học Dược khoa Sài Gòn năm 1972 của TS Huỳnh Hữu Tạo, có ba nhóm yến sào phân bố theo vùng địa lý: yến sào quanh vùng Cù Lao Chàm (Quảng Nam – Đà Nẵng). Yến sào quanh vùng Quy Nhơn và yến sào quanh vùng Nha Trang – Cam Ranh. Tuỳ theo tính chất và kích cỡ, tổ yến chia làm ba loại: quý hiếm nhất là yến huyết (tổ yến màu đỏ hay hơi đỏ, giá đắt vì hiếm gặp). Yến quan (là loại tổ yến tốt nhất, tổ to, trắng, mỗi tổ nặng từ 10 – 12g). Thứ nhì là yến thiên (tổ yến nhỏ hơn, màu xanh nhạt hay vàng nhạt). Thứ ba là yến địa (tổ yến nhỏ, xấu, màu xám hay lục nhạt).http://yensaocungdinh.com/yensao/vi/yen-sao/cac-mon-an-yen-sao/92-bi-do-ham-yen-sao.html
Yến sào rất giàu chất khoáng, kể cả khoáng vi lượng (xem bảng). Thành phần chất đạm trong yến sào cũng rất cao: yến trắng Đà Nẵng (55%), yến huyết Đà Nẵng (54,4%), yến trắng Nha Trang (53,8 %), yến huyết Nha Trang (56,9%), yến trắng Quy Nhơn (54,4%), yến trắng Singapore (56,3%).http://yensaocungdinh.com/yensao/vi/yen-sao/cac-mon-an-yen-sao/90-canh-ga-duong-sam-ham-yen-sao.html (http://yensaocungdinh.com/yensao/vi/yen-sao/cac-mon-an-yen-sao/90-canh-ga-duong-sam-ham-yen-sao.html)
Nghiên cứu chi tiết hơn thành phần chất đạm, cho thấy yến sào không chứa các protein và axít alginic của rong tảo. Điều này chứng minh yến sào làm bằng nước miếng chim yến chứ không phải rong tảo. Yến sào cũng không chứa hồng cầu và các hem của huyết mà chứa rất nhiều sắt. Yến huyết vì vậy không phải do máu chim yến mà do thành phần sắt trong đá có màu đỏ của sườn núi tạo nên. Thành phần bột đường được nghiên cứu sâu cho thấy chứa nhiều galactose trong mucoprotein, không chứa các đường lên men, chứng tỏ tổ yến được làm hoàn toàn bằng nước miếng chim. Yến sào không chứa chất béo.
Tóm lại, chim yến dùng nước miếng để làm thành yến sào, có thành phần rất giàu chất đạm và khoáng chất, glucosamin thiên nhiên (là yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp) nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hấp thụ.http://yensaocungdinh.com/yensao/vi/component/content/article/104-yen-sao-bo-duong.html (http://yensaocungdinh.com/yensao/vi/component/content/article/104-yen-sao-bo-duong.html)