Chẩn đoán và điều trị ung thư võng mạcCác bác sỹ bệnh viện mắt trung ương cho biết mỗi năm tiếp nhận rất nhiều ca ung thư mắt ở trẻ em mà đa số những trẻ này được đưa đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn. Điều đó cho thấy việc chẩn đoán hay điều trị căn bệnh này đều không hề dễ dàng và các bậc phụ huynh nên lưu ý đến các chứng bệnh mắt ở trẻ.
Ung thư võng mạc là loại u ác tính ở mắt, có nguồn gốc thần kinh, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi (95%). Bệnh có thể có ở một hoặc cả hai mắt. Ung thư võng mạc có tính bẩm sinh, di truyền.
1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán ung thư võng mạc cần phải làm giãn đồng tử để soi đáy mắt và khám toàn bộ mắt. Các thủ thuật đó thường khó thực hiện tại tuyến y tế cơ sở. Bởi vậy, trẻ mắc bệnh ở các địa phương dễ bị bỏ lọt. Thường chỉ chuyên khoa mắt từ tuyến tỉnh trở lên mới đủ điều kiện phát hiện bệnh.
Có thể chẩn đoán cận lâm sàng nhờ siêu âm nhãn cầu, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính hố mắt và sọ não.
2. Điều trị
Hiện nay các nước tiên tiến, thường áp dụng hóa trị liệu để triêt khối u, và bảo tồn được nhãn cầu. Gần đây còn bổ sung phương pháp điều trị bằng laser hoặc lạnh đông. Về xạ trị ngoài, ngày nay thế giới ít dùng vì nó để lại hậu quả nặng nề như đục thủy tinh thể.
Điều trị bằng đĩa xạ, thường dùng đĩa xạ gắn vào củng mạc vùng có khối u để xạ trị khu trú, tránh được xạ trị ngoài.
Trong trường hợp xấu nhất, phải cắt bỏ nhãn cầu khi u phát triển đến giai đoạn cuối, khi u gây tăng nhãn áp thứ phát, u đã gieo rắc tế bào ung thư trong nội nhãn, u không có cách điều trị nào khác, hoặc bệnh nhân không theo dõi được.
Các nước tiên tiến gần đây ít cắt bỏ nhãn cầu hơn do chẩn đoán sớm.
http://
www.cancerhospital.vn