323 ko nghe duoc RADIO
__________________________________________________ _______
Nguyên lý và cơ chế làm việc phần RADIO trong máy NOKIA 3230 cũng giống như các máy khác và được hiểu như sau:
- N656 chính là một cái đài thu thanh kỹ thuật sốđã được vi thể hóa và được giao tiếp bằng chuỗi BUS (GPIO37-0) từ CPU vào các chân 8; 9;11.
- Tín hiệu RADIO từ dây tai nghe thu vào chân 35N656 qua C657 và được cộng hưởng nhờ L658 trên chân 37. Điện áp dò đài ra tại chân 2 được bắt đầu từ mức thấp 0,6 vôn tăng dần đến gần 2 vôn vào đầu cuộn dây L656; L657 đến khi nào AFC dừng dò được tín hiệu của 1 Đài tốt nhất.
- Nguồn cung cấp cho toàn bộ N656 là VAUX1, trong đó quan trọng nhất là tuyến qua R658 cấp cho dao dộng nội. Xung SLEEPCLK đưa vào chân 17 vừa khởi động tinh thể thach anh dao động nội,vừa phục vị chíp mỗi khi bật nguồn.
- Tín hiệu âm tần về DSP ra tại chân 22; 23 trên tuyến XAUDIO(17-0).
- Trên N656 còn các chân :
- Chân 19 nối với mạch bập bênh đồng bộ dữ liệu.
- Chân 24 nối tụ C665 lọc tuyến làm câm
- Chân 26 là điểm đo kiểm nguồn đã vào trong IC hay chưa.
- Chân 27 nối với tụ lọc khối điều chế tín hiệu trung tần.
- Chân 28;29 nối tụ tăng ích tầng hạn biên.
- Chân 38 nối tụ lọc điện áp AGC.
Nếu bạn đã kiểm tra nguồn cấp, các cuộn dây, tiếp xúc ra tai nghe và các mối giao tiếp với DSP; CPU đã tốt-thì nếu sau khi chuyển sang RADIO mà máy:
- Im lìm thì : Phần mềm có lỗi; dữ liệu từ CPU không giao tiếp với N656; đứt mạch in về DSP; đứt tai nghe ngoài; mất dao động nội do R658 bong, đứt, chân 36 N656 bị bong; V656-657 bị dò hoặc hỏng…
- Có tiếng sôi, không có tiếng phát thanh viên: Tín hiệu cao tần yếu và sai do L658 đứt, 1 trong 2 tụ C 678,679 bị dò, đứt; do R658 tăng trị số, điện áp dò không đạt ngưỡng-dao động nôi yếu;
- Tiếng rú rít lớn hơn tiếng nói, có hiện tượng lẫn nhiều đài : R662; R667 tăng trị số, C668 dò, bong.
Vậy công việc tiếp theo là:
- Bạn đo kiểm toàn bộ điện áp cấp trên chân 5, chân7, chân12, chân 34;. Nếu đủ, bạn kiểm tra điện áp tuning ra tại chân 2 trong chế độ dò đài. Nếu tăng giảm tuyến tính thì bạn kiểm tra kỹ các cuộn dây xem có bong đứt không.
Tiếp theo, bạn tiến hành :
Thay tụ C665 trên chân 24-N656. Sau đó cắm tai nghe thử nếu vẫn còn im bặt, bạn thay tiếp C662 trên chân 5-N656. Nếu đã có tiếng sôi, bạn vào chế độ dò đài chờ xác định băng tần. Nếu vẫn chưa dò được, bạn thay tiếp 3 tụ C670 tại chân 38; C678;C679 trên L658.
Các công việc này chỉ tiến hành khi bạn biết chắc N656 không tăng nhiệt và đã nạp thử phần mềm.
Thực tế phần RADIO thường sự cố khi máy chung sống trong môi trường ẩm , hoặc bị nước lọt vào main làm các chân của IC N656 và L658 bị rỉ thậm chí đứt cả mạch in, cuối cùng là tụ lọc làm câm tại chân 24 bị dò. Còn IC N656 thì chúng tôi chưa thấy nó bị hỏng.
Nokia 6600 không vào được Gallery
__________________________________________________ _____________
: Nếu không mở được Gallery kèm theo và không bật được cả Bluetootch thì chứng tỏ dữ liệu điều khiển tiện ích bị xung đột, do xung nhịp quá cao hoặc quá thấp từ CPU về các khối chức năng bị va đập. Cũng có thể hệ thống xung nhịp bi biến dạng ngay từ đầu vào CPU,làm đầu ra bị biến dạng theo, hoặc bản thân xung này bị xung nhiễu phá .
Để tránh những sự cố xảy ra, bạn nên bắt đầu bằng cách vệ sinh Main thật sạch, sấy khô rồi thử lại. Tiếp đó bạn tập trung kiểm tra kỹ mạch phân biên RFCLK cảu V601 theo hình vẽ sau:
Hình ảnh :
Xung nhịp sau khi điều chế trong thành 13Mhz vào nâng biên thành 1,8 Vpp ra tại và chia thành 2 đường:
1 - Qua C171– R171 vào B20–D100-CPU đảo pha lần 2 cho trùng với xung nhịp hệ thống, đồng bộ tốc độ dữ liệu chung, trong đó có cả dữ liệu điều khiển mở Gallery.
2 - Qua R170 vào bộ chia trong N430 tại chân 50 để có xung đồng bộ dữ liệu thu phát kết nối của Bluetootch.
Như vậy nếu xung nhịp ra tại E-V601 bị méo pha hoặc vì lý do gì đó không đủ biên thì chỉ có thể đáp ứng tạm thời một vài tiện ích có biên độ thấp và không đòi hỏi dạng xung chính xác...ngược lại các phần mềm tiện ích có biên độ cao, đòi hỏi dạng xung chính xác thì hoạt động chập chờn, thậm chí ngừng hoạt động trong đó có tiện ích mở Gallery và kết nối Bluetootch, Camera...
Nguyên nhân gây ra các tình huống trên là do:
- C603 dò hiệu thế C-E V601 tụt, biện độ xung nhịp tụt theo - bạn thay C603 tăng
- C607 dò, áp DC tại B-V601, tăng , V601 mấp mé bão hoà, xung ra bị phi tuyến - bạn thay C607.
- C171 dò áp DC tại B20 nhiễm nhiễu xung cao, dễ gây sốc Chip khuếch đại phân tần sơ cấp trong CPU - Nếu bị nặng thi dẫn đến hiện tượng thỉnh thoảng máy bị treo, nhẹ thì một vài chức năng lúc được lúc không, thường nạp lại phần mềm là chạy được nhưng sau đó bị hỏng, thường lần sau nặng hơn trước.
R603 tăng trị số mức mở tại B-D601 thấp,dòng C-E giảm, độ dốc biên độ xung ra giảm, xung bị méo. Bạn thay R603 đúng trị số 33KΩ, R602 tăng trị số hoặc đứt, V601 làm việc quá mạnh, biên độ xung vọt cao, dễ gây sốc cho CPU dẫn đến hiện tượng máy bị mất nguồn, hoặc máy bị treo.
R601 tăng DC vào chân 50-N430 tăng , nếu nhẹ thì không khai thác được Bluetootch, nếu nặng thì làm chết Bluetootch.
Bạn căn cứ vào các ràng buộc trên mà suy luận ra linh kiện cụ thể đang hỏng mà thay thế. Dù bất luận thế nào thì CPU của bạn vẫn không bị chết, bởi vậy bạn không cần thay nó. Kinh nghiệm của chúng tôi làm bệnh này chỉ cần rửa sạch Main, nhất là vùng Bluetootch CAM. CN-LCD. Thay V601, tụ C603-C607-C171. Nếu có nan giải hơn thì chỉ cần thay thạch anh 26Mhz B601, khò lại Bluetootch và CPU là xong bệnh.
. LED 6030
__________________________________________________ _________
Mạch đèn LED của NOKIA 6030 về cơ bản giống như tất cả các máy khác, chỉ có điều mạch được dùng loại LED đời mới có điện áp nuôi thấp, hiệu xuất phát quang cao, và do vậy cả 2 dãy LED này đều được mắc nối tiếp và cùng chung mạch bật tắt.
-Cấp nguồn cho mạch LED là N2400 tạo xung AC bằng cơ chế chuyển mạch cảm kháng trên L2400, nắn thành DC 7,5 vôn cấp cho 2 dàn LED màn hình và bàn phím mắc nối tiếp. Như vậy nếu 1 trong số LED này bị bong chân, hoặc mạch dẫn từ C1N2400 về mối nối R2400-B3IC2400 bị đứt thì toàn bộ hệ thống LED bị tắt
-Lệnh bật LED từ chân J2-D2200UEM vào chân B-V2401 nối thông VFLASH12,8 vol vào A2-N2400 kích khởi hệ thống chuyển mạch hoạt động nhờ nguồn cấp từ BATT vào chân B1 N2400 và hồi tiếp cảm kháng vào chân C2 để cuối cùng sau khi nắn được đưa ra tại C1 cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống LED. Như vậy toàn bộ tuyến mạch dẫn này ( từ UEM đến A2-N2400 và nguồn cấp) hoặc cuộng dây L2400 bị đứt cũng đều làm cho toàn bộ LED tắt.
Cụ thể bạn kiểm tra như sau :
Nối tắt chân 9-10 bộ nối cáp màn hình CN2400, nếu LED bàn phím sáng thì đã đứt ngầm mạch dẫn trong hệ thống LED màn hình, dùng ôm kế tìm chỗ đứt nối lại. Tiếp sau bạn nối chân 9 CN2400 vào đầu R2400 ( hoặc chạm nhanh xuống GND) nếu LED màn hình sáng thì mạch dẫn LED bàn phím đã bị đứt hoặc ICN2400 bị hở chân đồng thời với R2400 bị bong đứt.
Sau khi bật nguồn tại thời điểm 15 giây đầu, bạn kiểm tra nhanh:
..Kiểm tra V2401:
Khi tại chân B có ~2,0 VDC mà tại chân E có 2,8 VDC thì tại chân C phải có ~ 2,8VDC. Nếu tại B không có áp ~2VDC từ J2UEM về thì kiểm tra mạch dẫn này; nếu tại E không có áp, nối tắt thử từ đầu tụ C2202 vào, tất nhiên tại đây đã có áp VFLASH2,8 VDC từ N3-D2200 đưa ra. Nếu đã thỏa mãn các điều kiện trên mà tại C vẫn không có áp thì V2401 hỏng.
..Kiểm tra N2400:
Tại B1 có DC~ 4 vol. Nếu mất, nối tắt từ BATT vào.
Tại A2 có 2,8 VDC. Nếu mất, kiểm tra mạch dẫn từ chân C-V2401vào, đã tốt rồi, khò lại UEM-D2200. Kẹp que ĐỎ thang 1Ω đồng hồ cơ vào “mát” máy; que ĐEN chấm vào chân B V2401, nếu LED sáng thì: hoặc J2D2200 bị đứt chân, hoặc bản thân IC này chết.
Tại C2 phải có > 4VDC và ~9VAC, nếu có áp này mà tại C1 không có 7,5VDC thì N2400 bị hở chân, hoặc bản thân nó bị chết- Thay N2400 bằng 1 IC cùng loại, hoặc lai từ một IC có cùng tính năng. Nếu tại C2 không có áp, hoặc sụt quá mức thì L2400 bị đứt, chập. Có thể thay tương đương từ bất kỳ máy nào miễn là hàn đúng chiều cực.
Tại B3 phải có áp DC khoảng 1 vôn. Nếu không có, đứt mạch dẫn trên hệ thống LED. Nếu có ~5 vôn – N2400 bị đứt mát tại C3, hoặc bản thân N2400 hỏng-Thay N2400. Bạn chú ý : Nếu R2400 đứt, dòng chảy qua N2400 tăng, làm cho IC này nóng hơn bình thường, nếu dùng lâu sẽ hỏng.
Theo các kỹ thuật viên Hạnh Linh, trong trường hợp cụ thể này, bạn nên làm “nóng” trước, làm “nguội” sau. Cụ thể:
-Khò lại N2400, đo kiểm L2400- thay 1 cuộn dây tốt tương ứng từ máy khác. Nhớ là hàn đúng chiều. Nhiều khi phải thay cả N2400 và L2400.
- Thay thử V2401. Nếu vẫn chưa được, bạn chuyển sang làm nguội theo gợi ý trên và tập trung khơi thông lệnh bật LED ra từ J2D2200UEM đến chân BV2401
6230 hao pin, nong IC nguon
__________________________________________________ ____________
Theo bạn, sau khi thay IC nguồn thì xảy ra hiện tượng trên, còn theo chúng tôi thì nguyên nhân làm IC nguồn bị chết là từ hiện tượng trên – Cũng may bạn là người thợ có trách nhiệm, chứ nếu không kiểm tra phát hiện sớm thì khách cũng sẽ quay lại.và chắc sẽ gặp rắc rối hơn. Bạn đã thay được IC nguồn là chỉ mới làm xong 1/3 công việc, việc còn lại tốn nhiều thời gian hơn thì lại chưa xong : Đấy là tìm ra đường nguồn đang bị rò dẫn đến tăng dòng làm IC nguồn phát nhiệt.
Mạch nguồn máy Nokia 6230 nhìn bề ngoài không khác so với thiết kế thông thường, có điều cơ chế làm việc có những vấn đề về xung điều khiển chuyển tiếp. Đáng lẽ khi chuyển sang chế độ động thì thời gian kích hoạt nối thông các bộ công suất phải đồng thời với xung tăng nguồn, nhưng do một lý do nào đó, xung kích hoạt tăng nguồn sớm hơn, nên nguồn bị “hẫng” vọt quá mức quy ước điện áp chịu đượng của tụ; việc này lặp lại nhiều lần làm cho các tụ lọc DC thứ cấp bị rò, làm tăng dòng thứ cấp, IC nguồn ngắn mạch, sẽ dư nhiệt. Đó là chưa kể trong DC của loại máy này lại hay bị lọt xung đột biến có biên độ rất cao ( chúng tôi chưa phát hiện được nguồn gốc xung này) vậy “nghi phạm” đầu tiên chính là các tụ lọc trên nguồn thứ cấp.
Bạn làm như sau:
Dùng đồng hồ vạn năng chọn thang DC tương thích, lần lượt đo nguồn thứ cấp, kiểm tra nguồn có xung cao trước như VCORE, VANA bằng cách đặt que đo trên các đầu C271; C272; C410; C411; C291 C287;C288; - Nếu thấy điện áp danh định tuyến nào thấp hơn mức chuẩn thì chính tuyến đó bị rò mà trước hết là các tụ điện-riêng main bị rò thì chúng tôi chưa gặp- Các tuyến còn lại nếu có thì CPU thường cắt nguồn ngay để bảo vệ hệ thống, dĩ nhiên việc này tùy thuộc ý đồ của mỗi nhà thiết kế. Nhiều khi bạn còn thấy các linh kiện này phát nhiệt.
Theo kinh nghiệm của kỹ thuật viên Hanh Linh, ở máy NOKIA 6230 tụ C288 và C291 hay bị rò hơn. Thường sau khi thay 2 tụ này là nguổn trở lại bình thường. Nhân đây xin lưu ý bạn là điện dung tụ lọc nguồn cấp cho VCORE bạn phải thay thế đúng và đủ, nếu không sẽ phát sinh sự cố khi khai thác chế độ CAMERA.
.
Một số hỏng hóc của dòng máy DCT3
__________________________________________________ ________
1- Cắm xạc, máy báo không xạc được. Kiểm tra điện áp liên quan đến khối xạc không thấy khác.
Trả lời: Bạn cắm xạc và kiểm tra lại điện áp nếu :
+ Vbatt : 3,5V- BSI: 2,7V-TEM: 1,5V bạn chỉ việc nạp lại phần mềm là xong.
+ Nếu các điện áp này khác với các mức trên, tùy trường hợp cụ thể bạn suy luận theo giáo trình để sửa.
2- Các dòng máy trượt khi lắp SIM thì xảy ra hiện tượng phím 1 và 2 bị liệt.
Trả lời: Với các loại máy này nhà sản xuất thường thiết kế phím âm lượng ở sườn máy→Bạn kiểm tra chúng có bị chập không; nếu không chập bạn phải thay CPU, mà chủ yếu là hỏng bộ xử lý bội tần xung nhịp.
3- Bật nguồn vào đến “lời chào” thì máy bị treo.
Trả lời: Bạn nạp lại phần mềm. Nếu không hết, bạn phải kiểm tra linh kiện thụ động khối nguồn, nếu đã tốt→thay IC nguồn.
4- Cấp nguồn ngoài thì máy lên bình thường, nhưng cấp bằng “pin” thì không lên nguồn.
Trả lời: Bạn chỉ việc câu đây từ (+) BATT vào chân A4 của IC nguồn, bệnh sẽ hết.
5- Mặc dù “Pin” mới và đầy, nhưng lắp vào máy vẫn báo mức “pin” yếu.
Trả lời: Bạn kiểm tra hệ thống đường cấp từ + Batt vào IC nguồn, chú ý đến đường dẫn sau điện trở xác lập dòng thực của Batt (0,22Ω). Nếu tất cả tốt, bạn thay IC nguồn mới hết bệnh.
6- Bật nguồn có sóng, một lúc sau máy báo : “SIM không hợp lệ”.
Trả lời: + Động bộ chưa hết→đồng bộ lại.
+ Kiểm tra, khò và làm lại chân IC âm tần, nếu không hết bạn thay mới IC này.
Các bạn tham khảo lại nội dung các bài học trên lớp, để hiểu rõ vì sao phải làm vậy. Chúc các bạn thành công!
WD2 (7610 - 6600 - N-gade...) trắng màn hình
__________________________________________________ _________
Chúng ta đã biết xung đưa lên màn hình vừa có tần số cao, vừa có độ dốc lớn nên buộc nhà thiết kế phải xây dựng 1 mô hình bảo vệ đáp ứng nhanh. Bộ bảo vệ này được thiết kế bằng nhiều hình thức, có thể đơn giản là một khe phóng điện ( như Motorola, Alcatel…), hoặc tổ hợp điện trở, cũng có thể là DIAC, gần đây lại xuất hiện thêm cả TRIAC, thậm chí là một tổ hợp của tất cả các loại linh kiện trên với chỉ mục đích cuối cùng là bảo vệ an toàn các bộ chủ động trước-sau là CPU và TFT. Bởi vậy trên tuyến VIDEO các bộ bảo vệ này được coi như luôn đứng “đầu sóng ngọn gió” để hứng chịu áp lực rất lớn của những “cơn bão xung điện” buộc chúng phải luôn luôn “sống chung với nhiệt” tự sinh và đương nhiên do môi trường bất khả kháng này mà nó là một phần tử hay bị “thoái hóa biến chất ”nhất. Thế nhưng tìm thay thế chúng thì lại rất khó khăn do thiết kế và mã tự các chân thường không tương thích và Z402 trong Nokia 7610 là 1 bộ như vậy. Trước hết, chúng ta khảo sát sơ lược tuyến mạch nàyữ liệu xử lý VIDEO từ CPU đưa vào bộ giải mã và RAM động trong màn hình thông qua Z402 là bộ bảo vệ trung gian.
Cơ cấu các BUS của chúng bao gồm:
-Từ Do đến D7 là 8 bit dữ liệu video, sau khi qua giải mã sẽ cho ra dữ liệu hình-màu theo quy ước : Màu đỏ (Red) 8bit; màu lục(Gren) 8bit; màu lam (Blue) 8bit . Tiếp đó chúng được đưa vào bộ ma trận hàng và cột để chia thành các tuyến bus hàng dọc, hàng ngang cung cấp tín hiệu lên phim Transisstor màn hình. Thực ra nhiệm vụ chính của khối này chỉ là: Từ 8 bit đầu tiên nó phải nhân lên đủ thỏa mãn các hàng và cột để bật mở các điểm ảnh trên màn hình(Ở Nokia 7610 là 176 cột và 208 hàng).
- Điều khiển bật mở các cột và hàng này là xung điều khiển CS.
- Điều khiển nội dung hiển thị là xung WR.
- V400 là bộ điều tiết tự động tỉ lệ hoạt động theo nguyên lý điều chế trộn xung hữu dụng.
- Điện áp cấp cho chíp giải mã trước cuối là VIO-1,8 vol.Điều khiển khối này là xung WR.
- Điện áp cấp cho các chíp ma trận hàng và cột trên phim là VLCD2,5 vol do N233 cung cấp từ VBATT. Điều khiển chọn bật các chíp này là xung CS .
Tất cả các chíp chức năng này đều tích hợp bằng một hệ thống mạch độc lập dưới nền màn hình được chế tạo bằng công nghệ quang khắc nên chúng ta không thể can thiệp thủ công được. Do vậy, sau khi chắc chắn điện áp đã cung ứng đủ vào bo mạch màn hình , và hệ thống mạch dẫn trên main đã tốt, bạn làm theo cách của chúng tôi sau đây:
- Nếu chỉ cần cứu nguy, ta nối tắt các chân vào-ra của Z402 lại
- Nếu muốn giảm thiểu rủi ro bạn nên măc nối tiếp các cổng “vào-ra” trên bằng các điện trở có trị số từ 20Ω đến 100Ω tùy theo chất lượng màn hình
Cách làm này rất thành công với dòng WD2 của NOKIA.
323 len duoc chu nokia roi tat nguon
__________________________________________________ ______
Khối nguồn một vài máy đời chót dòng S60 khác với thiết kế thông thường: Ngay tại tuyến vào nguồn + BATT nhà sản xuất bổ xung thêm 1 IC điều tiết dòng sơ cấp theo nguyên lý cảm biến điều rộng xung nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ hơn trạng thái nguồn cấp, mà cuối cùng thì cũng chỉ nhằm mục đích kéo dài thời gian sử dụng, nâng cao tính bảo an của BATT.
Mạch được mô tả như sau:
Nguồn từ BATT đặt vào D250 trên 2 tuyến:
-Tuyến 1 cấp trực tiếp vào các chân thuộc nhóm B1-D1.
-Tuyến 2 qua Z130 sau khi lọc nhiễu xung kích trên L220;L221;L222. được cấp vào nhóm từ U16 đến P17.
Nếu khởi động thành công nguồn bằng công tắc, bộ dao đông nhịp cơ sở 32,768 KHz chuyển sang giai đoạn hoạt động bằng nguồn chính-bộ xử lý tần thấp cung ứng xung PURX để phục nguyên các chíp điều khiển mặc định. Sau khoảng 10mS, VR3 cấp nguồn khởi động về G501cung ứng xung nhịp chủ cho toàn hệ thống, trong đó có xung điều khiển tăng dòng nguồn do CPU cung cấp vào chân C3-N130 và chân C12-D250 nhằm đưa khối nguồn vào giai đoạn tổng lực vận hành toàn bộ hệ thống cứng giúp CPU kiểm soát lỗi. Đây là giai đoạn cực kì quan trọng bởi hệ thống phần cứng phải “tăng tốc” vượt hiện tượng “quá độ” của “thác” xung - đẩy phần cứng vào môi trường áp lực mạnh cả về điện áp; cả về xung. Nếu chỉ cần một “chiến sỹ” nào đó không đủ vững thì lập tức toàn bộ hệ thống bị sụp đổ theo kiểu hiệu ứng Domino- bởi vậy mới sinh ra N130 để tham gia hỗ trợ điều tiết giảm “sốc” cho các chíp khởi động trong D250. Nếu xét riêng cơ chế cấp xung thì N130 mắc song song với D250, và đương nhiên cả 2 cùng chịu áp lực như nhau-Nhưng ở đây, D250 còn tốt vì vẫn xuất được nguồn chủ động ( màn hình hiện logo). → vậy chỉ còn N130 là đáng quan tâm nhất, mà thực tế nó vốn chịu áp lực kém hơn D250 do có thể tích nhỏ hơn, hiệu suất tản nhiệt phải kém hơn.
Giả sử VR3 vẫn khởi động để vận hành tuyến BUS(2;0), nhưng N130 không điều tiết được nội trở trên Z130→ áp ra tại chân 4→1 Z130 sụt dần đến mức cảm nhận được, hoặc N130 bị dò chập làm thoát mát hệ thống tuyến BUS(2;0) trên các chân C3-A3-D3 thì CPU đều ra lệnh cắt nguồn→Nếu bạn cố tình nối tắt(4→1) của Z130 thì CPU vẫn không duy trì nguồn
Do hệ thống dữ liệu không được cấp xung chuẩn nên bạn chỉ có thể format hoặc nạp chạy hệ thống đến hết ngăn quản lý nguồn trong bộ nhớ mặc định (được kết thúc bằng sự biểu diễn của logo NOKIA) và nó dừng lại trước khi bạn vào nội dung quản lý hệ thống. Cầu trời là nó kịp dừng, nếu không, không biết nó còn gây thêm tai họa gì nữa.
Vì công tắc nguồn còn tác dụng, suy ra 32,768 còn tốt; EEPROM còn tốt. Bạn tập trung kiểm tra N130 và các bus giao tiếp với nó cụ thể như sau:
- Nguồn vào chân D1 là nguồn nuôi cho hệ thống quản lý. Nếu mất nguồn này, xung N130 không soạn thảo được sự điều tiết mức từ A1-B1 vào. CPU cắt nguồn.
- Nguồn vào chân A2 cung ứng cho bộ dò sai đối ứng bù trên chân A1-B1-Nếu không có nguồn này, A1-B1 không thực được hiệu số bù sai, CPU cũng cắt nguồn.
Cách kiểm tra:
Bạn dùng đồng hồ đạt sẵn que đo tại chân C1-N130 và khởi động nguồn, quan sát nhanh xem có điện áp thay đổi tại C1 mỗi khi khởi dộng nguồn không. Nếu có chứng tỏ CPU tốt; nếu không, có thể CPU bị kênh chân, đứt mạch dẫn liên lạc dao động nhịp chủ; hoặc bản thân G501(bộ dao động nhịp chủ động) kém phẩm chất; hoặc N130 bị chập; Nếu mức thay đổi này quá thấp thì N130 đã bị dò, nếu chỉ thoáng biểu hiện các bất thường trên, bạn phải thay N130 thì mới chắc chắn hết bệnh .
:
cach phan biet N70 thuong va N70 music
___________________________________
N70 RM-84 Music Edition:
0536418 Euro-1 / Music edition
0539211 France / Music edition
0539212 ALPS / Music edition
0539213 Euro-2 / Music edition
0539214 Turkey / Music edition
0539216 South Africa / Music edition
0539218 Scandinavia / Music edition
0539221 Baltian / Music edition
0539222 Russian / Music edition
0539224 Ukraine / Music edition
0539226 CIS, Bulgaria / Music edition
0539229 Hun, Czech, Slov / Music edition
0539232 Balkans / Music edition
0539233 Greece/Cyprus / Music edition
0539237 Lebanon / Music edition
0539240 GULF / Music edition
0539242 Israel / Music edition
0539243 Romania / Music edition
27-Mar N70 Music Edition RM-84 APAC codes
============
0539266 Apac1
0539272 Philippines
0539273 Australia
0539353 New Zealand
0539275 Indonesia
0539276 India, Vietnam
0539270 Thailand
-------------------------
N70 STANDARD RM-84 APAC codes
============
0524113 Taiwan / Stainless Silver & Black
0524114 Taiwan / Ivory Pearl and Aubergine
0524115 Hong Kong / Ivory Pearl and Aubergine
0524116 Hong Kong / Stainless Silver & Black
0524117 APAC1 / Ivory Pearl and Aubergine
0524118 APAC1 / Stainless Silver & Black
0524119 Philippines / Ivory Pearl and Aubergine
0524120 Philippines / Stainless Silver & Black
0524122 Australia, New Zealand / Stainless Silver & Black
0524123 Australia, New Zealand / Ivory Pearl and Aubergine
0524124 Thailand / Ivory Pearl and Aubergine
0524125 Thailand / Stainless Silver & Black
0524126 Indonesia / Ivory Pearl and Aubergine
0524127 Indonesia / Stainless Silver & Black
0524128 India, Vietnam / Ivory Pearl and Aubergine
0524129 India, Vietnam / Stainless Silver & Black
0534652 India, Vietnam / Black and Stainless Silver - refresh
0534654 Indonesia / Black and Stainless Silver - refresh
Giải pháp cho 8800 khi nâng cấp mất nguồn
________________________________________
mình thấy rất bổ ích cho anh em nên post từ trang khác qua cho anh em 4rum Dạynghe.vn tham khảo o thời gian vừa qua, có khá nhiều người có nhu cầu nâng từ 8800 RM-13 lên 8800d RM-165, cũng như rất nhiều người chỉ vì chạy TV cho dòng này mà ôm hận - mặc dù có khi chỉ chạy PPM only! Tôi cũng đã từng là nạn nhân, bị khách dí quá trời vì cứu lên nguồn nhưng ko có TV!
Nếu để ý kỹ, các bạn sẽ thấy giữa 2 model này khác nhau ở NAND flash (phần NOR là như nhau).
- 8800 RM-13 là OneNAND 512Mb
- 8800d RM-165 là OneNAND 1Gb
- 8800 hàng lởm có OneNAND 256Mb
Do dung lượng NAND flash khác nhau nên khi chạy sẽ bị extract contents fail, hoặc PPM flash Ok nhưng info ra lại thấy mất PPM! Nguyên nhân là ko đủ chỗ chứa!
Vì vậy, giải pháp là:
- TH nâng từ RM-13 OneNAND 512 lên RM-165: chạy full với MCU&PPM của RM-165, ver tuỳ ý, TV hay ko cũng tuỳ nốt, CNT lấy của 6230i RM-72!
- TH dính hàng lởm, OneNAND chỉ có 256, để chạy cứu nguồn thì full MCU&PPM RM-13, nâng cấp thì full MCU&PPM RM-165, ver tuỳ ý, TV hay ko cũng rứa, CNT lấy của 6111 RM-82!
Lưu ý:
- Với trường hợp hàng dựng, OneNAND256 nâng lên RM-165 tôi chưa test với loại đóng UPP 1052!
- Ở đây tôi chỉ trình bày giải pháp để cứu nguồn (hoặc nâng cấp) khi dung lượng NAND flash không đúng cấu hình chuẩn, không áp dụng với các trường hợp lỗi khác!